6 tháng đầu năm nay, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (gọi tắt là Covid-19) bùng phát mạnh trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Theo các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay. Đối với Việt nam, tăng trưởng sản phẩm quốc nội GDP trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 1,81%, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020.Tiêu dùng chỉ tăng 0,69% so với cùng kỳ năm ngoái; tích lũy tài sản tăng 1,93%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 0,31%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%...Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đặt ưu tiên hàng đầu việc phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân. Đây chính là nền tảng vững chắc để nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Trong cuộc họp của Chính phủ với các địa phương vào giữa tuần, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện phương châm quyết liệt phục hồi tăng trưởng, tận dụng tốt cơ hội do kiểm soát sớm dịch bệnh, kiên quyết không để dịch Covid-19 quay lại nước ta nhưng đồng thời phải tiến công mạnh mẽ để phát triển kinh tế phục hồi tăng trưởng, đáp ứng nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đây cũng là nội dung chính được bàn luận với các khách mời là ông Nguyễn Đình Cung- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.
Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước tính chỉ tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước. Với một nền kinh tế có độ mở lớn, trong bối cảnh nhiều nền kinh tế trên thế giới - là các đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam - bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của dịch Covid-19, thậm chí có những nền kinh tế không có tăng trưởng hoặc tăng trưởng âm, GDP 6 tháng đầu năm của Việt Nam có tăng trưởng dương - được cho là kết quả đáng ghi nhận. Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, hoạt động sản xuất - kinh doanh đã dần hồi phục, song, những khó khăn, bất ổn vẫn luôn tiềm ẩn, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, phù hợp và linh hoạt trước những biến động khó lường. “Những lưu ý nhìn từ thực tế tăng trưởng kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020” - là nội dung được chúng tôi bàn luận trong Câu chuyện thời sự sáng nay - với sự tham gia của chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình.
- Những lưu ý nhìn từ thực tế tăng trưởng kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020.- Cẩn trọng “mở cửa” bầu trời!- Còn cơ hội nào cho vấn đề hòa bình Trung Đông?”.- Ngành ngân hàng cam kết cung ứng đủ vốn với giá rẻ cho nền kinh tế.- Vì sao rừng cháy hết, lửa mới được dập tắt”?
- Những lưu ý nhìn từ thực tế tăng trưởng kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020.- Đánh giá tác động của nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt sau 6 tháng thực thi.- Liệu giá thịt lợn có giảm sau khi các doanh nghiệp nhậu khẩu thịt lợn sống?- Phụ nữ Dao Tiền xóm Nà Chắn gìn giữ nghề thêu thổ cẩm.
- 6 tháng năm 2020, ngành nông nghiệp vẫn giữ được mức tăng trưởng dương.- Làm gì để sản phẩm nông sản phát triển từ nay đến cuối năm?- Các tỉnh miền Trung nguy cơ cháy rừng do nắng nóng.- Vai trò của HTX trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
- Vinalines sắp đại hội cổ đông lần đầu, dự kiến vào tháng 8 tới.- 3 ngân hàng trình cổ đông kế hoạch tăng trưởng tín dụng trên 20%.- VietinBank muốn bán 50% vốn của VietinBank Leasing.- Thông tin về hoạt động của một số doanh nghiệp niêm yết.
- Ngân hàng thương mại dự báo tăng trưởng giảm trong mùa dịch.- ADB dự báo VN tăng trưởng 4,1% trong năm 2020.- Hoạt động đáng chú ý của một số doanh nghiệp niêm yết.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng mai (8/6/2020), Quốc hội Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA). Theo kế hoạch, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua và Chính phủ Việt Nam hoàn tất các thủ tục cuối cùng, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Với những cam kết của hiệp định, EVFTA được đánh giá là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, EVFTA mang lại những cơ hội gì cho đất nước, cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình với 2 vị khách mời là: Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công thương.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng mai (8/6/2020), Quốc hội Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA). Theo kế hoạch, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua và Chính phủ Việt Nam hoàn tất các thủ tục cuối cùng, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Với những cam kết của hiệp định, EVFTA được đánh giá là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, EVFTA mang lại những cơ hội gì cho đất nước, cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình với 2 vị khách mời là: Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công thương.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công đạt 18,1% kế hoạch năm, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm nay nếu được giải ngân hiệu quả sẽ góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19.
Đang phát
Live