Theo kế hoạch, sáng nay (14/2), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công thương tổ chức hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 95 và Nghị định số 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu”. Nhân sự kiện này BTV Đài TNVN có bình luận, nhan đề: “Sửa đổi Nghi định về kinh doanh xăng dầu: Những yêu cầu từ thực tiễn”.
Quy hoạch treo trong quản lý, sử dụng đất gây lãng phí to lớn nguồn lực. Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, vướng mắc trong công tác quy hoạch sử dụng đất đó là do năng lực lập và tổ chức thực còn nhiều tồn tại và sự chi phối của vấn đề lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ. Quy hoạch sử dụng đất cần phải đi trước một bước, có tầm nhìn dài hạn và bảo đảm đồng bộ, thống nhất,minh bạch, hiệu quả. Đây là yêu cầu đặt ra khi sửa đổi Luật đất đai.
Tỉnh Kon Tum tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh- Dự thảo luật đất đai sửa đổi đang được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Đa số người dân, chuyên gia đồng tình với việc sửa đổi luật và mong muốn dự thảo luật Đất đai làm rõ quy định mục đích, tiêu chí, trường hợp thật cần thiết phải thu hồi đất, đảm bảo quyền lợi của các bên- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương khu vực ĐBSCL khẩn trương trữ nước ngọt, ứng phó với nước mặn xâm nhập gia tang- Thái Lan và Malaixia nhất trí đưa khu vực biên giới thành vùng đất hòa bình và thịnh vượng- Tổng thống Ukraine có chuyến công du một loạt nước châu Âu nhằm vận động đẩy nhanh tiến trình gia nhập EU của nước này
Sau hơn một tháng lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) từ ngày 3/1 đến nay, đã có rất nhiều ý kiến tham gia đóng góp để hoàn chỉnh dự thảo. Các nội dung về thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất được góp ý kiến nhiều nhất. Có thể thấy, các quy định liên quan quản lý, sử dụng đất nông nghiệp là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của người dân. Sự quan tâm này hoàn toàn dễ hiểu bởi thời gian qua, những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương. Trong khi đó, ở một số nơi, người dân bỏ đất nông nghiệp lên thành phố lao động vẫn diễn ra và những nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn gặp khó trong quá trình tiếp cận đất đai… Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội.
Sửa đổi luật đất đai 2023: hoàn thiện cơ chế đảm bảo quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả.- Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp liên bang – liệu đây có là bước tạo đà cho chiến dịch tái tranh cử?- Lãi suất liên ngân hàng tăng tới 13% rồi quay đầu giảm mạnh
Tiếp tục chương trình kỳ họp, chiều nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi. Xuất phát từ mục tiêu của việc sửa đổi luật là lấy người bệnh làm trung tâm, các đại biểu Quốc hội cho rằng dự thảo chưa làm rõ được các nội dung quan trọng là vấn đề tự chủ và các cơ chế bảo đảm cho các cơ sở y tế thực hiện tự chủ, giá dịch vụ y tế, quyền của người bệnh.
Kể từ hôm nay (3/1), Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến nhân dân theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tán thành và đồng tình cao, ý kiển cử tri và nhân dân cho rằng, việc lấy ý kiến góp phần đảm bảo quá trình xây dựng Luật chặt chẽ, bao trùm hơn và đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi đi vào cuộc sống.
Bắt đầu từ hôm nay, 3/1, đến này 15/3, toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân trong việc tham gia xây dựng các dự án luật trong đó có Luật đất đai (sửa đổi); tạo sự đồng thuận của Nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Luật đất đai.
Hôm nay (3/1/2023), ngày làm việc chính thức đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, cũng là ngày đầu tiên Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là bước quan trọng trong xây dựng pháp luật về đất đai, thể chế hóa Nghị quyết số 18, Hội nghị trung ương 5 khóa 13 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Do vậy, lắng nghe dân, hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai trong năm 2023, việc hệ trọng- cần cẩn trọng.
Tính từ đầu năm đến nay, thiên tai đã khiến gần 90 người chết và mất tích, 93 người bị thương; làm hư hỏng nhiều nhà cửa, tài sản, công trình dân sinh, ước tính thiệt hại hơn 3.100 tỷ đồng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng rõ nét đến nước ta, các hình thái thiên tai trở nên phức tạp, cực đoan và bất thường hơn, vấn đề nâng cao công tác phòng chống thiên tai càng trở nên cấp bách. Xác định phòng chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thường xuyên, liên tục để đảm bảo an toàn tính mạng, đời sống cho người dân và sự phát triển của đất nước, để hoàn thiện hơn nữa, tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong công tác phòng chống thiên tai, Quốc hội khoá 14 kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng chống thiên tai và Luật Đê điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Luật sửa đổi, bổ sung đã ban hành nhiều điểm mới, giúp công tác phòng chống thiên tai hiệu quả và sát thực tiễn hơn, nhất là trước tình hình thiên tai diễn biến ngày càng bất thường hiện nay. Khách mời là ông Vũ Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Đang phát
Live