Chuẩn hoá thông tin thuê bao di động, đòi hỏi từ thực tiễn và trách nhiệm của các bên liên quan- Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy: Đỡ phiền hà nhưng vẫn còn rắc rối- Ngành thuế sẵn sàng “Tháng đồng hành cùng người nộp thuế’ mùa quyết toán 2022- Rủi ro trong quan hệ Mỹ-Nga trong vụ máy bay không người lái của Mỹ bị rơi ở Biển Đen
Việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy giúp cán bộ, người dân thuận tiện hơn trong làm và trả thủ tục hành chính. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc trong xác định lý lịch tư pháp nên một số nơi ở TP.HCM vẫn yêu cầu người dân phải có sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy. Điều này gây bức xúc trong dư luận, vì vậy TP.HCM đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm quy định liên quan đến thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy.
Khai mạc Festival "Về miền Quan họ - 2023" tại Bắc Ninh với chủ đề: Miền di sản-Tinh hoa và bản sắc.- Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu BHXH các địa phương quyết liệt triển khai các giải pháp giảm số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội xuống mức thấp nhất.- Các chuyên gia kinh tế cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu đã “sáng hơn” vào đầu năm nay nhưng thách thức lạm phát vẫn còn.- Thổ Nhĩ Kỳ chiều nay tiếp tục hứng chịu trận động đất có cường độ 5.5 độ làm rung chuyển miền Trung nước này.
Sổ hộ khẩu giấy chính thức được bãi bỏ trong tất cả các giao dịch thủ tục hành chính bắt đầu từ 1/1 năm nay. Đây được xem là một dấu mốc, là bước chuyển mạnh mẽ trong công tác quản lý hành chính, hướng tới xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Sau gần 2 tháng triển khai, những lợi ích, khó khăn thách thức được nhìn nhận như thế nào? Người dân và các cơ quan chức năng cần lưu ý gì khi giải quyết các thủ tục hành chính ở thời điểm này?
Hiện tất cả các các địa phương đều đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến. Tuy vậy, tỉ lệ dịch vụ và tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 ( mức mà chỉ cần ở nhà thực hiện các thao tác trên máy tính, rồi nhận kết quả tại nhà) vẫn thấp, hiệu quả chưa cao (chỉ đạt khoảng 25,6%). Nhất là còn có những thủ tục trực tuyến nhưng lại phát sinh những giấy tờ khác, gây khó khăn, phiền hà cho người dân.
Sau gần một tuần áp dụng việc bỏ sổ hộ khẩu, người dân tại TP.HCM đồng tình ủng hộ chủ trương này, vì không phải xuất trình sổ hộ khẩu khi thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan. Tuy nhiên, bước đầu thực hiện quy định này, cán bộ công chức ở bộ phận một cửa của nhiều địa phương tại TP.HCM than phiền vì phát sinh thêm “việc”.
Công bố Năm du lịch quốc gia 2023 với chủ đề "Bình Thuận – Hội tụ xanh".- Từ hôm nay, Bộ Công Thương điều chỉnh giá các mặt hàng xăng, dầu để phù hợp với quy định về mức thuế bảo vệ môi trường mới.- Bỏ sổ hộ khẩu giấy – một bước tiến lớn trong cải cách thủ tục hành chính ở nước ta.- Các nước rộn ràng đón chào năm mới 2023.- Triều Tiên tuyên bố phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới và kho vũ khí hạt nhân lớn hơn để chống lại các mối đe dọa từ Mỹ và các nước đồng minh.
Mất sổ hộ khẩu như mất sổ gạo thời bao cấp là nỗi lo có thật của nhiều người dân. Sổ hộ khẩu không chỉ để quản lý dân cư của cơ quan nhà nước mà gắn với nó là bao thủ tục. Cũng bởi vậy mà sổ hộ khẩu bỗng dưng trở thành “ có lỗi” khi gây nên bao nhiêu khê, phiền hà. Cho nên việc bãi bỏ hình thức quản lý dân cư theo kiểu thủ công - sổ hộ khẩu giấy và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh được kỳ vọng là cuộc cách mạng trong quản lý dân cư. Thực hiện thành công “cuộc cách mạng” này sẽ mang lại sự tiện ích cho cả người dân và cơ quan quản lý, có ý nghĩa không nhỏ trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử và quốc gia số. Vậy nhưng, còn rất nhiều điều phải quan tâm. Đây là chủ đề trong chương trình Chính phủ với người dân chuyên đề cải cách hành chính hôm nay với sự tham gia của khách mời là Tiến sỹ Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ.
- Tại Hội nghị thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN khai mạc sáng 13/11 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các nước hãy đầu tư vào ASEAN và Việt Nam.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đồng chủ trì Hội nghị Cấp cao Mekong-Hàn Quốc lần thứ hai theo hình thức trực tuyến.- Quốc hội thông qua Luật Cư trú (sửa đổi). Luật có hiêu lực thi hành từ ngày 1/7 năm tới. Như vậy, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy có giá trị đến hết năm 2022, sau đó người dân sẽ chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân để chứng minh nơi cư trú.- Cơn bão số 13 được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực Trung Bộ từ đêm 14/11. Nhiều địa phương yêu cầu di dời dân cư ở khu vực nguy hiểm trước trưa 14/11.- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai yêu cầu các địa phương không chủ quan kể cả khi bão đã ta.- Trung Quốc gửi lời chúc mừng tới ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden và phó tổng thống đắc cử Kamala Harris, động thái cho thấy nước này đã thừa nhận chiến thắng của ông Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng.- Truyền hình trực tuyến giúp hãng phim hoạt hình nổi tiếng thế giới Walt Disney vượt khó trong đại dịch COVID-19.
Phiên họp toàn thể lần thứ 29 của Ủy ban Pháp luật. Phiên họp này diễn ra theo hình thức trực tuyến để thẩm tra cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng. Trong buổi sáng nay, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), các đại biểu đề nghị trong giai đoạn chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo kết nối cơ sở dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước thì vẫn cho phép duy trì giá trị của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết 31 tháng 12 năm 2022. Phóng viên Lại Hoa phản ánh:
Đang phát
Live