VOV1 -Sáng nay (22.5), tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng thường niên truyền thông về quyền con người mang tên “Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2025”. Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng T
Chỉ thị số 44/CT-TƯ năm 2010 của Ban Bí thư về công tác nhân quyền trong tình mới, Đảng ta đã đề ra chủ trương: “Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân để mọi người nhận thức sâu sắc hơn về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người”, đồng thời chỉ đạo: “Nghiên cứu đưa nội dung về nhân quyền vào chương trình giáo dục trong hệ thông giáo dục quốc dân”. Thực hiện chỉ đạo quan trọng này, ngày 5/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1309 phê duyệt Đề án: "Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân", với sự tham gia của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng một số bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hôm nay là Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS. Trong bối cảnh số ca mắc và tử vong do bệnh AIDS trên toàn cầu đã giảm mạnh trong những năm qua, Liên hợp quốc đã nhấn mạnh việc đảm bảo quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là chủ đề cho Ngày Thế giới phòng, chống AIDS. Theo Liên hợp quốc, với việc đặt con người làm trung tâm và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, thế giới có thể chấm dứt HIV/AIDS như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.
Hôm nay, tại thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, Cục Đối ngoại, Bộ Công an tổ chức Tọa đàm về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Liên Hợp Quốc về quyền con người. Hơn 100 đại biểu đến từ các đơn vị, địa phương tham dự tọa đàm.
Sau 75 năm, dưới ánh sáng của bản "Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người" Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp lý về quyền con người; các thiết chế bảo vệ quyền con người; bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực; đồng thời thúc đẩy nâng cao nhận thức xã hội thông qua giáo dục quyền con người.
Cụ thể hóa quyền con người, Đề án “Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân” thực hiện từ năm 2017 đến nay đã góp phần nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, quản lý, cũng như các nhà giáo, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mới đây Chỉ thị số 34 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đặt ra yêu cầu không chỉ phát huy vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành tham gia mà cần sự quan tâm của cả hệ thống chính trị để đến năm 2025 đạt được mục tiêu 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người.
Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người (10/12/1948-10/12/2023) và 30 năm Hội nghị Thế giới về quyền con người thông qua bản Tuyên bố và Chương trình hành động viên do Việt Nam cùng đề xuất và soạn thảo (25/6/1993), sáng nay, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học "Thành tựu thúc đẩy và bảo vệ Quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam". Phóng viên Lại Hoa phản ánh:
Hơn 72 năm về trước, ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền, đánh dấu sự ra đời của ngày Nhân quyền quốc tế. Kể từ đó đến nay, “quyền con người” luôn là điều mà tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam đặc biệt coi trọng. Là thành viên có trách nhiệm của Liên hiệp quốc, Việt Nam luôn coi việc bảo đảm quyền con người là bản chất, mục đích của chế độ và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực này, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Bình luận của Biên tập viên Hồ Điệp.
- Đừng để dịch vụ hành chính công bị ách tắc, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.- Nhật Bản giai đoạn “hậu Abe Shinzo.”- 75 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Quyền con người và quyền của mỗi dân tộc.- UNESCO gây quỹ hỗ trợ văn hóa, di sản và giáo dục tại Beirut.
Đang phát
Live