- Kiểm soát quyền lực thông qua việc thực thi thực chất, đầy đủ và rộng rãi quyền làm chủ của Nhân dân.- Quyết tâm và hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.- Hà Tĩnh đưa nhanh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp vào cuộc sống.
Trong bối cảnh, bức tranh an ninh, chính trị và các cuộc cạnh tranh quyền lực ở Trung Đông đang diễn ra phức tạp, đã có những tín hiệu lạc quan từ phía Iran và Ả-rập Xê-út, hai cường quốc khu vực, có mối quan hệ thù địch với nhau trong nhiều năm và đang ủng hộ các bên đối địch nhau trong các cuộc xung đột tại Trung Đông. Hai nước gần đây đã đưa ra những tuyên bố thân thiện khác thường về đối thủ và tiếp tục duy trì các cuộc đối thoại trực tiếp kể từ khi quan hệ ngoại giao song phương bị cắt đứt cách đây 5 năm. Vậy, điều gì khiến hai nước đối thủ vốn cạnh tranh quyền lực gay gắt ở khu vực điều chỉnh chính sách đối ngoại? Động thái này sẽ tác động ra sao đến môi trường an ninh chính trị Trung Đông?
Kiểm soát quyền lực được Đảng ta xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đã làm “xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp của tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành “lợi ích nhóm”, gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân”. Kết quả phát hiện, xử lý nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, liên quan tới một số cán bộ lãnh đạo cao cấp gần đây cho thấy, tình trạng lợi dụng, lạm dụng quyền lực đang ở mức đáng báo động, trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước. Do đó, việc nhận diện và kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong xã hội, ngăn ngừa các hành vi lạm dụng, sử dụng sai trái quyền lực để tham nhũng là yêu cầu cấp thiết trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Hàng nghìn tỷ đồng được cơ quan thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý, thu hồi, hàng trăm vụ án với hàng nghìn bị can phạm tội về tham nhũng bị điều tra, truy tố, xét xử được nêu ra trong báo cáo hàng năm của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng. Vậy nhưng, không ít địa phương lại thông tin, qua tự kiểm tra nội bộ chưa phát hiện và xử lý trường hợp tham nhũng nào hoặc không có trường hợp nào vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập... Trong khi đó, số sai phạm được phát hiện, xử lý bởi cơ quan thanh tra hay cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án của địa phương tại chính những địa phương này lại không hề nhỏ. Từ thực tế này cho thấy công tác tự kiểm tra nội bộ nói riêng và rộng hơn là vấn đề kiểm soát quyền lực trong phòng chống tham nhũng hiện nay đang là có những điểm nghẽn, những điểm yếu cần khắc phục. Vậy những điểm nghẽn, điểm yếu đó là gì? Và cần làm thế nào để việc kiểm soát quyền lực đủ mạnh, đủ hiệu quả trong phòng chống tham nhũng? Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội bàn luận về vấn đề này.
Trong tuần, Trung Quốc và Nga đã tổ chức vòng tham vấn an ninh chiến lược mới tại Moskva. Đây là cuộc họp cấp cao tập trung vào hợp tác chiến lược hai nước nhằm đối phó với các mối đe dọa địa chính trị và an ninh khu vực cũng như toàn cầu. Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã có những bước chuyển đáng kể từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đặc biệt kể từ đầu năm đến nay. Đó cũng chính là lý do Tổng thống Nga Putin không ngần ngại ca ngợi quan hệ hai nước “đang ở mức cao nhất trong lịch sử”. Giới quan sát cho rằng, tại vòng tham vấn an ninh chiến lược vừa qua, có thể hai bên đã đề cập việc thiết lập một trật tự thế giới mới thay thế trật tự do Mỹ dẫn dắt.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ trước tiên là: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh; Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Qua việc xử lý nghiêm hàng nghìn cán bộ, đảng viên trong nhiệm kỳ 12, trong đó có những cán bộ cấp cao cho thấy: Việc kiểm soát quyền lực nếu bị buông lỏng sẽ làm quyền lực bị tha hóa, gia tăng lộng quyền, lạm quyền và hàng loạt hành vi tiêu cực, tham nhũng của cán bộ có chức, có quyền. Thực tế đó đặt ra yêu cầu khi thực hiện Nghị quyết Đại hội 13, đó là phải tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng. Những nội dung này sẽ được bàn luận trong Chuyên mục Đảng trong cuộc sống hôm nay với chủ đề: "Ràng buộc và giám sát quyền lực" với sự tham gia của vị khách mời là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Báo, Giảng viên Cao cấp Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Ràng buộc và giám sát quyền lực.- Những thông tin mới nhất về diễn biến dịch Covid-19.- Kho bạc Nhà nước sẽ đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt trong năm 2021.- Kế hoạch cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD – Chiến thắng lập pháp lớn đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden.- Cầu cống hư hỏng do lũ, dân chờ đến bao giờ?- Bến Tre: Gian nan nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt mùa khô.- Máy bán hàng tự động giúp khắc phục trong việc xét nghiệm Covid-19 ở Nhật Bản.
Nhìn lại năm 2020, Nhật Bản đã chứng kiến một cuộc chuyển giao quyền lực nhanh chóng và êm đẹp trong vòng chưa đầy 1 tháng. Tân Thủ tướng Suga Yoshihide đảm nhận trọng trách lớn từ người tiền nhiệm Shinzo Abe vào thời điểm đất nước đang tìm kiếm động lực vực dậy nền kinh tế do tác động của tình trạng già hóa dân số, nay lại thêm đại dịch Covid-19 hoành hành. Trong bối cảnh chỉ có 1 năm tại nhiệm từ tháng 9 năm nay khi nhậm chức cho đến cuộc tổng tuyển cử sắp tới vào tháng 9 năm sau, dư luận đặt câu hỏi, Thủ tướng Suga sẽ chèo lái đất nước ra sao để vừa phát huy hơn nữa những di sản của người tiền nhiệm, vừa tạo dấu ấn riêng trong quãng thời gian ngắn ngủi? Để có cái nhìn tổng quan về Nhật Bản trong năm qua và một vài triển vọng cho năm tới, BTV Phương Hoa trao đổi với anh Bùi Hùng - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản.
- Chủ nghĩa cá nhân và lòng tham quyền lực.- Cảnh báo về phần mềm gián điệp chiếm đoạt tiền và thông tin cá nhân người dùng.- Hội nghị thượng đỉnh EU tìm tiếng nói chung về kế hoạch ngân sách 2021.- Cô Phạm Minh Thùy, Giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, một trong các đại biểu của tỉnh Sóc Trăng tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 10 năm 2020.- Châu Âu đón giáng sinh trong không khí lo âu vì dịch bệnh Covid-19.
Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chuyển thông điệp mạnh mẽ gửi tới những cán bộ nòng cốt của Ðảng với yêu cầu: Phải kiên quyết giữ cho vững đạo đức cách mạng, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, để làm tròn trọng trách trước Ðảng và Nhân dân. Mưu cầu hạnh phúc là quyền chính đáng của con người, nhưng khi sử dụng những con đường bất chính để tư lợi cá nhân, để “vinh thân phì gia”, thì đó là chủ nghĩa cá nhân. Chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân, chừng đó cách mạng còn gặp rất nhiều khó khăn. Làm sao để nhận diện được chủ nghĩa cá nhân? Làm sao để những người cộng sản chân chính không bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để rồi sa chân vào chủ nghĩa cá nhân, bị gục ngã trước cám dỗ của quyền lực và đồng tiền, dẫn đến suy thoái? Chuyên mục Đảng trong cuộc sống với nội dung: "Chủ nghĩa cá nhân và lòng tham quyền lực" - Khách mời tham gia bàn luận là PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)