Ngược dòng lịch sử 75 năm về trước, khi nước Việt Nam DCCH non trẻ mới ra đời, Bộ trưởng Ngoại gaio đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay lập tức đã xây dựng các mối quan hệ ngoại giao với thế giới và thực hiện các cuộc đàm phán để nước Việt Nam DCCH chính thức được công nhận. Nhắc lại các sự kiện này để thấy rằng, cụm từ "đối ngoại" có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Đây cũng là lý do "đối ngoại" được đặc biệt coi trọng trong Văn kiện Đại hội Đảng làn thứ XII và Dự thảo Văn kiên Đại hội XIII. Tiếp tục loạt bài "Vì một Việt Nam hùng cường", Phóng viên Hồ Điệp có bài:" Đối ngoại Việt Nam: Bảo vệ lợi ích quốc gia, thúc đẩy tầm nhìn mới trong hội nhập "
Ngày 9/12/2019, Cổng Dịch vụ công Quốc gia chính thức được khai trương. Từ 8 dịch vụ công được cung cấp thời điểm khai trương, đến ngày 30/12/2020 đã có 2.700 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số gần 6.700 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền (đạt tỷ lệ 39%, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao 9%). Nhìn lại 1 năm vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia là nội dung của chương trình Chính phủ với người dân.
Sáng nay, 29/12, tại Hà nội, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội tổ chức Tọa đàm Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020 với chủ đề “Thương hiệu Việt Nam - Định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập”. PV Xuân Lan đưa tin:
Trong dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hàng Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nội dung nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia lần đầu tiên được đề cập trong văn kiện của Đảng khi bàn về chủ trương tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn. Điều đó cho thấy trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng vấn đề quản trị quốc gia được đặc biệt quan tâm, trong đó năng lực quản trị của cán bộ các cấp được xem là yếu tố quyết định trong phát triển đảm bảo cả yêu cầu nhanh và bền vững.
Brand Finance - hãng định giá thương hiệu của Anh vừa công bố báo cáo về thương hiệu quốc gia năm nay. Theo đó Việt Nam là thương hiệu quốc gia tăng giá trị nhanh nhất thế giới năm nay, với 29%, lên 319 tỷ đô la Mỹ. Thứ hạng cũng cải thiện từ 42 lên 33. Brand Finance đánh giá Việt Nam có số ca nhiễm Covid-19 và tử vong thấp "đáng ngạc nhiên"; và "Việt Nam đang nổi lên là địa điểm hàng đầu tại Đông Nam Á cho hoạt động sản xuất, ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư". Mục tiêu điểm ngay sau đây BTV Thanh Trường tổng hợp ý kiến của các chuyên gia kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp bàn luận về kết quả này:
- Loạt bài “Nhìn lại thương mại điện tử 2020”. Bài 1 nhan đề “Thương mại điện tử 2020: Tăng trưởng mạnh - Liệu có là xu hướng bền vững?.- DalatTourist và sản phẩm du lịch đạt thương hiệu quốc gia.- Chuyên mục Chuyện thị trường với nội dung “Sôi động thị trường ô tô cũ dịp cuối năm”
Tại Hội nghị “Xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số của doanh nghiệp” diễn ra ngày 18/11/2020 vừa qua, ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẳng định “chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc tại 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước và phải thực hiện theo đúng chủ trương, chỉ đạo tại Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây vừa là nhiệm vụ, nhưng cũng là giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực điện năng, việc nâng cao chất lượng điện năng và cung cấp những dịch vụ tiện ích tới khách hàng sử dụng điện cũng là yêu cầu, đòi hỏi bức thiết từ thị trường. Vậy, ngành điện - mà cụ thể là EVN đã làm gì để thực hiện các yêu cầu này? Những dịch vụ tiện ích nào được EVN ứng dụng giúp cung cấp điện nhanh hơn, tiếp nhận thông tin người dân phản ánh nhanh hơn và việc thanh toán tiền điện dễ dàng, thuận tiện hơn mà khách hàng chưa biết? Ông Nguyễn Quốc Dũng Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin tới khách hàng sử dụng điện về các nội dung này.
- Đảm bảo chế độ bảo hiểm cho người lao động – giải pháp phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt. - Xu hướng mua bán sáp nhập (M&A) doanh nghiệp BĐS. - PV Đài TNVN phỏng vấn ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương: "Làm thế nào để các Doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia tiếp tục tỏa sáng".
Từ ngày 8/11 đến nay nước ta ghi nhận 17 tiếp viên hàng không có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS CoV2 trên 5 chuyến bay. Vì sao số trường hợp lây nhiễm lại khá nhiều như vậy? Xảy ra vi phạm trong khâu cách ly tại nhà và khu cách ly của hãng hàng không Việt Nam Airline như vừa qua, đơn vị chức năng nào phải chịu trách nhiệm? Chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 chiều nay, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu làm rõ vấn đề này. Phóng viên Văn Hải phản ánh:
- Phát triển thành phố thông minh - Giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. -Phát triển hạ tầng kinh tế số, xã hội số - Bảo vệ chủ quyền số quốc gia.
Đang phát
Live