Sau 4 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu cảnh báo "thẻ vàng" đối với nghề cá Việt Nam vào tháng 10/2017, Việt Nam đã công khai minh bạch kết quả kiểm tra chấn chỉnh, kiểm soát hàng thủy sản xuất sang EU và đã xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý là căn cứ để triển khai các nhiệm vụ chống khai thác bất hợp pháp. Thêm vào đó, Việt Nam đã gia nhập và thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của FAO. Điều này thể hiện những nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác bất hợp pháp. Thực hiện có hiệu quả Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng là một trong những giải pháp giúp khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam. Đến nay, Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng đã được triển khai như thế nào? Cần có giải pháp gì để thực hiện có hiệu quả Hiệp định góp phần sớm tháo gỡ thẻ vàng của EC? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình diễn đàn chủ nhật với chủ đề “Thực hiện Hiệp định về Biện pháp các quốc gia có cảng: Giải pháp góp phần chống khai thác bất hợp pháp IUU”. 2 vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình: -Ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Ông Nguyễn Song Hà, Chuyên viên Tổ chức Lương nông Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt Nam, Chuyên gia nghiên cứu về Luật quốc tế.
- Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn cho người lao động. - Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Đăng Minh, Viện Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch công ty tư vấn GKM Việt Nam về những mô hình điều chỉnh sản xuất kinh doanh thời Covid.
Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, kỳ họp cuối năm, với tinh thần Quốc hội chủ động, thích ứng, đổi mới nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi thực tiễn cuộc sống, mong mỏi của cử tri và nhân dân cả nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội khóa 15 tích cực thực hiện nhiều hoạt động. Sự thay đổi và nỗ lưc của cơ quan dân cử cao nhất, cơ quan quyền lực cao nhất có ý nghĩa cần thiết và tất yếu trong quá trình quản trị quốc gia tốt hơn. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này:
Cuộc thi Meeting with PM 2021 do Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã khơi dậy tinh thần đam mê phát triển những ý tưởng có ích cho xã hội.
Trung Quốc vừa mới chính thức xin gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương ( CPTTP) trong bối cảnh Mỹ liên tục đưa ra các sáng kiến an ninh mới nhằm thúc đẩy liên minh quân sự tại khu vực chiến lược Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Sau Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP, CPTPP là bước đi tiếp theo của Trung Quốc nhằm cạnh tranh ảnh hưởng trên khía cạnh kinh tế, vốn được cho là điểm yếu của Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, đường vào CPTPP của Trung Quốc cũng được đánh giá không hề dễ dàng.
Giới chính trị Nhật Bản đang tỏ ra thận trọng trong việc Trung Quốc ngày 16/9 nộp đơn chính thức xin tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là CPTPP). Điều này nói lên rằng có thể Nhật Bản sẽ không ủng hộ việc gia nhập của Trung Quốc.
Đại học Quốc gia TP.HCM vừa có công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo việc không tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tại Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 2 năm 2021.
Hiện đại hoá trong công tác quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp Đồng hành cùng người nộp thuế: ngành thuế nỗ lực cải cách thủ tục hành chính thuếNgành Thuế tận dụng lợi thế để bứt phá chuyển đổi số
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức công bố và triển khai các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng, chống dịch COVID-19 (Sổ sức khỏe điện tử, Khai báo y tế, QR Code, Xét nghiệm…); kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu hiện có, đặc biệt là dữ liệu dân cư. Thủ tướng yêu cầu thống nhất 1 app (ứng dụng) trong phòng chống dịch để thuận tiện nhất cho người dân.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc đến năm 2025. Kế hoạch thực hiện Hiệp định là cơ sở pháp lý để tổ chức, thực hiện kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của các tàu đánh bắt thủy sản, tàu vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc khai thác từ nước ngoài cập cảng Việt Nam để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh thủy sản qua lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia thành viên theo quy định của Hiệp định. Vậy Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng đang được thực hiện như thế nào để phù hợp với các quy định của quốc tế và khu vực, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên toàn cầu cũng như quản lý khai thác, bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái biển; khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với sản phẩm thủy sản khai thác. Đây cũng là chủ đề của chương trình Diễn đàn chủ nhật với sự tham gia của -Ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT
Đang phát
Live