Định vị thương hiệu quốc gia Việt Nam “xanh”, "bền vững”: Vai trò của doanh nghiệp.- Giải pháp truyền thông, quảng bá thương hiệu quốc gia trong kỷ nguyên số.- Nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Sáng nay (20/4), tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023 với chủ đề “Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh". Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2023, kỷ niệm ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4, tăng cường nhận biết Thương hiệu quốc gia Việt Nam và quảng bá giới thiệu các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Chủ trì Hội nghị công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 10 nhiệm vụ giải pháp trong việc triển khai, để tạo các động lực tăng trưởng cho đất nước và giá trị mới tại từng địa phương- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp toàn thể đặc biệt của Quốc hội Cuba khóa 10 và dự Lễ kỷ niệm 62 năm ngày chiến thắng bãi biển Hi-rông- Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia và Diễn đàn thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023 với chủ đề "Định vị thương hiệu quốc gia Việt Nam xanh"- Nga cảnh báo Hàn Quốc sau khi nước này thông báo có thể cung cấp vũ khí cho Ucraina. Trong khi đó, cuộc thảo luận về gia hạn “Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen” sẽ diễn ra tại trụ sở LHQ trong tuần tới tại Niu Oóc (Mỹ)- Mỹ - Nhật Bản và Hàn Quốc nhất trí tập trận chung chống tên lửa và tàu ngầm đề phòng những nguy cơ an ninh đang gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên
Sáng nay 20/4, Hội nghị công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với chủ đề “Tư duy mới – tầm nhìn mới – cơ hội mới – giá trị mới” đã được diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; các Bộ trưởng, Thủ tưởng các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đã tròn 15 năm (kể từ năm 2008) Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 20/4 hàng năm là Ngày Thương hiệu Việt Nam, nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam; Đồng thời khơi dậy khát vọng của các cấp, các ngành, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia. "Xây dựng thương hiệu - doanh nghiệp xanh để "Định vị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam xanh" trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức là chủ đề của Câu chuyện thời sự, với sự tham gia bàn luận của chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI).
Bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và xung đột chính trị trên thế giới, Thương hiệu quốc gia Việt Nam vẫn được đánh giá là Thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới, với mức tăng 74% trong giai đoạn 2019-2022. Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 tiếp tục tăng 11,1% so với năm 2021 (từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD), đưa Việt Nam lên vị trí thứ 32 trong top 100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003, đến nay qua gần 20 năm phát triển đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu. Nhân kỷ niệm 15 năm Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 20/4 hằng năm là ngày Thương hiệu Việt Nam, PV Nguyên Long phỏng vấn ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương về những kết quả đạt được cũng như ý nghĩa của chủ đề "Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh" - Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023:
Cuộc thi Meeting with PM 2023 với chủ đề “Resilient Economy” - Tính chống chịu và khả năng phục hồi của nền kinh tế- do khoa Kinh tế Chính trị trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chính thức được phát động. Meeting with PM là cuộc thi về kinh tế, tạo sân chơi tri thức cho các sinh viên tìm hiểu, giải quyết những vấn đề thực tế của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì họp Phiên thứ 5 nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các công trình, dự án.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật, cho ý kiến vào dự án Luật kinh doanh Bất động sản.- 90% người dân vẫn phải chi lót tay khi xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – số liệu vừa công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh PAPI 2022.- Những giải pháp nào để giữ chân người lao động? Phóng viên Đài TNVN đề cập trong bài cuối của loạt bài “Thách thức dịch chuyển lao động ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.- Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là 5,2% trong năm nay, sẽ là động lực giúp kinh tế toàn cầu phát triển.- Mỹ tuyên bố quyết tâm tìm ra nguồn gốc vụ rò rỉ tài liệu mật và tuyệt mật công khai trên mạng Internet.
Năm 2022 là năm đầu tiên cả nước triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn vốn của chương trình này đã góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer. Hiện nay, một số dự án đã đưa vào sử dụng hoặc bàn giao cho hộ thụ hưởng, từ đó mang lại sự phấn khởi rất lớn trong từng phum sóc. Phóng sự sau đây của CTV Trọng Danh thực hiện tại xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nơi có gần 58% bà con Khmer sinh sống.
- Đề án 06 góp phần thúc đẩy chuyển đổi số - Robot giao hàng tự hành ở Nhật Bản.