VOV1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện và tạm giữ hơn 35.000 sản phẩm, với tổng trọng lượng hơn 6 tấn mỹ phẩm, hoá mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
VOV1 - Tổng cục QLTT, Bộ Công thương vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Kế hoạch Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần cũng là thời điểm hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, kém chất lượng diễn biến phức tạp. Do đó, công tác kiểm soát chất lượng, giá cả hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được các lực lượng chức năng tăng cường triển khai, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm từ biên giới vào nội địa.
Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường cả nước xử lý hơn 47.000 vụ vi phạm, nộp ngân sách trên 540 tỷ đồng”- đây là thông tin được nêu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong đó, số vụ việc vi phạm về hoạt động kinh doanh trên thương mại điện tử năm qua diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, gây thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất, kinh doanh trong nước.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sau khi nghe Đoàn giám sát của Quốc hội báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023, Quốc hội dành cả buổi sáng và nửa buổi chiều để thảo luận tại hội trường về nội dung này. Hàng loạt vấn đề “nóng” đã được các đại biểu phân tích, làm rõ và kiến nghị tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế để xử lý, như: Hiện tượng đầu cơ, thổi giá gây nhiễu loạn thị trường; sự mất cân đối giữa các phân khúc; những bất thường từ các phiên đấu giá quyền sử dụng đất, hay những bất cập trong công tác phát triển nhà ở xã hội.
Thời gian gần đây, lực lượng QLTT tại nhiều địa phương đã kiểm tra, phát hiện một số vụ việc vận chuyển, sản xuất và kinh doanh thực phẩm chứa chất cấm, thực phẩm không đảm bảo an toàn, nhiều nguy cơ tới sức khỏe người tiêu dùng, rất cần cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
Sau cơn bão số 3, lực lượng QLTT trên cả nước đã đồng loạt ra quân triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường quản lý địa bàn, nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ, găm hàng nhằm trục lợi bất chính. Tổng cục QLTT cũng tiếp tục chỉ đạo các Cục QLTT, bên cạnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường hàng hoá, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm sau bão, lũ, đồng thời các Đội QLTT phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương, ngăn chặn hàng hoá không đảm bảo chất lượng, hàng hết hạn sử dụng được trà trộn mang đi hỗ trợ người dân tại vùng bị thiệt hại do bão, lũ.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các website, mạng xã hội để buôn bán, hoạt động kinh doanh nở rộ với nhiều hình thức. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại và cần có sự kiểm soát quyết liệt của cơ quan chức năng
Trong 8 tháng năm 2024, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra trên 50.000 vụ việc, phát hiện và xử lý trên 35.500 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý là 674 tỉ đồng. Tình trạng này diễn biến phức tạp từ cửa khẩu biên giới đến hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trên môi trường thương mại điện tử.
“Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng, Tổng cục QLTT đã lên kế hoạch gửi các Cục QLTT địa phương cùng lực lượng chức năng, tăng cường kiểm tra và phát hiện hàng nghìn sản phẩm vàng bị làm giả các nhãn hiệuđã được bảo hộ tại Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên các sản phẩm trang sức vàng được lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát về kiểu dáng, mẫu mã, thương hiệu trên thị trường, theo Công điện số 22, ngày 20/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.
Đang phát
Live