
Hiện các hãng hàng không đã xây dựng xong phương án phục hồi mạng bay nội địa và sẽ chính thức mở bán ngay khi nhà chức trách cho phép khôi phục hoạt động vận tải hành khách. Thế nhưng đến nay mới có 6 địa phương thống nhất toàn bộ với kế hoạch mở lại đường bay của Cục Hàng không Việt Nam gồm: Điện Biên, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Thanh Hóa và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); 4 địa phương thống nhất từng phần kế hoạch gồm TP.HCM, Đắk Lắk, Nghệ An và Thừa Thiên Huế và 3 địa phương đề nghị chưa thực hiện kế hoạch gồm Hà Nội, Hải Phòng và Gia Lai. Tuy nhiên, giải pháp nào cho ngành Hàng không Việt Nam trụ vững trong đại dịch Covid 19? Việc mở lại các đường bay nội địa cần được tính toán ra sao?
- “Thương cho roi cho vọt” liệu có phải cách dạy con đúng đắn - Vấn đề khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai chưa hết nóng - Hiệu quả nguồn vốn chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang
- Năm học 2021-2022, Hà Nội dự kiến tiếp tục tổ chức kỳ thi chung vào lớp 10 THPT công lập không chuyên vào các ngày 29 và 30/5, với 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên là một trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Môn thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3 tới. Điểm thay đổi trong phương thức tuyển sinh năm nay là quy định thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 theo hộ khẩu thường trú. Điều này khiến nhiều phụ huynh và học sinh băn khoăn, lo lắng. Vì sao Hà Nội có sự điều chỉnh đăng ký nguyện vọng của thí sinh và tăng thêm môn thi thứ tư trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp như hiện nay? Sự thay đổi nguyện vọng và tăng số môn thi trong thời điểm này liệu có hợp lý, khi mà học sinh và phụ huynh chưa có sự chuẩn bị tâm thế cho điều này? Trong chuyên mục Luận bàn Giáo dục hôm nay sẽ bạn luận chủ đề này với vị khách mời là ông Trần Mạnh Tùng, giáo viên môn Toán tại Hà Nội.
Chương trình giáo dục phổ thông mới đang lộ ra nhiều vấn đề sau khi triển khai được 1 tháng, nhất là đối với học sinh lớp 1. Thay vì kỳ vọng được giảm tải, nhiều giáo viên đã bắt đầu than khổ, học sinh kêu học khó còn phụ huynh bắt đầu lo lắng khi ngày đêm phụ đạo con em mình mà vẫn lo không theo kịp chương trình. Dù Bộ giáo dục và đào tạo cho biết, chưa nhận được bất kỳ phản ánh chính thức nào từ giáo viên, song hôm qua Bộ cũng đã phải ban hành công văn yêu cầu các nhà trường thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng không gây quá tải, không giao thêm bài tập về nhà. Vậy chương trình lớp 1 có quá nặng với học sinh? Nếu có thì khắc phục theo cách nào? BTV Thanh Trường đề cập nội dung này:
Đến thời điểm này, hầu hết các trường ĐH-CĐ đã điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cũng như trang thông tin điện tử của các trường theo quy định của Bộ GD&ĐT. Dự kiến, các trường sẽ công bố kết quả xét tuyển đợt 1 ngày 27/9. Sau đó, nếu còn chỉ tiêu, các trường sẽ xét tuyển bổ sung. Việc chọn ngành, chọn trường mang tính bước ngoặt đối với mỗi thí sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời. Nhưng làm sao để có thể lựa chọn đúng ngành, đúng nghề mà mình yêu thích, hơn hết là dung hòa được giữa 2 yếu tố: nhu cầu xã hội và sở thích cá nhân? Khách mời là PGS TS Nguyễn Ngọc Thắng, Phó Trưởng Khoa Công trình, trường ĐH Thủy lợi và TS Nguyễn Đình Trinh, Phó Trưởng phòng Công tác học sinh sinh viên, trường ĐH Thủy lợi sẽ cùng trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.
Tại sao nam, nữ nên kết hôn trước 30 tuổi? Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi nào là đẹp nhất? Và nếu sinh đủ 2 con, bạn sẽ được ưu tiên như thế nào trong thuế thu nhập cá nhân; các khoản đóng góp công ích? Còn với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn sẽ phải có trách nhiệm đóng góp như thế nào cho xã hội, cộng đồng? Nội dung này được Biên tập viên Lê Tuyết trao đổi cùng Thạc sỹ Nguyễn Văn Tân, Nguyên Tổng cục Phó Phụ trách, Tổng cục Dân số.
- Lựa chọn hình thức tập trung, tích tụ đất đai phù hợp với thực tiễn.- Hà Nam: Hiệu quả mô hình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.
Đang phát
Live