- Quảng Bình: Sạt lở bờ sông Gianh, hàng ngàn người dân lo lắng - Chế biến sau thu hoạch đảm bảo cho tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên - Nguy cơ bùng phát dịch tả lợn Châu Phi những tháng cuối năm - Phát triển bền vững chăn nuôi gia súc trong hội nhập - Thái Bình vượt khó vụ mùa 2021
Mới đây, cả Hà Nội và TP.HCM gần như cùng lúc đặt vấn đề thu phí ô tô vào nội đô, với mục đích được cho là hạn chế lượng xe cơ giới vào khu vực trung tâm, tránh ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Đây là nội dung được người dân đặc biệt quan tâm trong những ngày vừa qua với nhiều ý kiến trái chiều.
Những ý kiến xung quanh đề xuất thu phí ô tô vào Hà Nội.- Câu chuyện về Bóng đá Châu Âu chung tay chống biến đổi khí hậu.- Kỹ sư nông nghiệp biến cây dại thành sản phẩm OCOP 4 sao.
Người dân Thủ đô và cả nước đang đặc biệt quan tâm tới thông tin Hà Nội sẽ “đặt” 87 trạm thu phí, để thu phí giao thông của xe tô vào nội đô. Đề án này dự kiến trình HĐND thành phố vào kỳ họp tháng 12 tới đây. Mục đích đề án là để giảm ùn tắc giao thông, thay đổi hành vi tham gia giao thông và không làm tăng chi phí xã hội. Theo con số từ Trung tâm quản lý giao thông cộng cộng gửi Sở GTVT Hà Nội, tổng mức đầu tư cho 87 trạm thu phí đặt tại 68 vị trí (từ vành đai 3 vào trung tâm) khoảng hơn 2.600 tỷ đồng. Nguồn tiền này, trong giai đoạn 1 sử dụng ngân sách nhà nước, giai đoạn 2 và 3 đầu tư bằng ngân sách hoặc thu hút nhà đầu tư. Vậy việc xây dựng và ban hành chính sách quản lý đô thị đã được các chuyên gia và người dân tiếp nhận như thế nào? Khách mời là Chuyên gia giao thông - TS. Nguyễn Xuân Thủy sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Hà Nội đề xuất đặt 87 trạm thu phí vào nội đô - giảm ùn tắc giao thông và không tăng chi phí?- Facebook đổi tên công ty: Xây dựng tầm nhìn “đa vũ trụ ảo” hay lèo lái dư luận?
Trước vấn đề thu phí phương tiện cơ giới đường bộ nội đô đang thu hút sự quan tâm của dư luận và đông đảo người dân,Sở Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức họp báo về nội dung Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”. Đơn vị tư vấn Đề án là Trung tâm tư vấn phát triển giao thông vận tải (Trường Đại học Giao thông vận tải).
Những diễn biến dồn dập và phức tạp ở Sudan, với việc quân đội giải tán chính phủ chia sẻ quyền lực của đất nước và ban bố tình trạng khẩn cấp, đang đe dọa đẩy đất nước ở quốc gia châu Phi này rơi vào tình trạng khủng hoảng chính trị, kéo theo những hậu quả khó lường. Đây không phải lần đầu tiên Sudan đối mặt với những bất ổn chính trị. Những diễn biến vừa qua đã dập tắt hy vọng về chuyển giao quyền lực một cách hòa bình sau khi cựu Tổng thống Ô-ma An Ba-sia bị lật đổ vào năm 2019. Đối mặt với những thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, kinh tế khó khăn và bất ổn chính trị, Sudan có nguy cơ tiếp tục rơi vào vòng xoáy bế tắc và nguy cơ khủng hoảng nhân đạo mới.
Nhằm tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn với chủ đề “Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh”.
Cuộc chiến chống Covid-19 hai năm qua đã làm nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực bị kiệt quệ. Trong khi đó, chi phí kinh doanh lại tăng cao khiến không ít doanh nghiệp gặp cảnh “khó chồng khó”. Vì thế, tháo gỡ khó khăn, cắt giảm chi phí luôn là vấn đề các doanh nghiệp mong mỏi.
Tình trạng ma túy xâm nhập học đường.- Nữ y tá chữa bệnh miễn phí.- Cuốn sách 120 ngày mây thì thầm với gió.- Lưu giữ làng diều sáo Ba Sang.
Đang phát
Live