Với mong muốn sớm đưa diện tích rừng ở địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, vào mạng lưới quy hoạch bảo tồn thiên nhiên đa dạng quốc gia, ngày 24/7, tại thành phố Kon Tum, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum phối hợp với tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã quốc tế (FFI), Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Viet) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với phát triển sinh kế bền vững” nhằm thúc đẩy các hoạt động bảo tồn tại rừng Kon Plông một cách hiệu quả, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển sinh kế ở địa phương. Tham dự Hội thảo có 90 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học và người dân huyện Kon Plông. PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên phản ánh.
Liên quan đến diễn biến của dịch bệnh Covid-19, theo trang Worldometters, tính đến chiều 21/7 đã có hơn 14 triệu 870 nghìn người nhiễm bệnh và hơn 613 nghìn người đã tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu. Trong bối cảnh này, cuộc chạy đua với thời gian nhằm phát triển vắc-xin phòng Covid-19 đang bước vào giai đoạn nước rút, với nhiều bước tiến khả quan được công bố. Đây được xem là một trong những chìa khóa giúp thế giới trở lại với cuộc sống bình thường, cũng như đối mặt với nguy cơ làn sóng lây nhiễm thứ 2.
Cho tới thời điểm này, gần 100% tổ chức cơ sở đảng của Quảng Trị đã tiến hành xong đại hội cơ sở. Để chuẩn bị tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đang tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo (lần thứ 4) Báo cáo chính trị với mục đích tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao, thể hiện được trí tuệ, tầm nhìn phát triển của đảng bộ tỉnh trong thời gian tới. PV Đài TNVN có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị về nội dung này:
Hiện nay, phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề cấp thiết vì nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực chính của phát triển kinh tế - xã hội. Nắm được quy luật này, Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.
Những ngày qua, trong khi thế giới ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới kỷ lục, thì đã hơn 80 ngày liên tiếp, Việt Nam không có ca mắc mới trong cộng đồng. Nói như nhiều lãnh đạo các nước, nhiều tờ báo quốc tế lớn, các chuyên gia y tế, nhiều nhà đầu tư, khách du lịch, thì Việt Nam đang làm nên điều khác biệt hết sức tích cực. Và điều khác biệt đó đang mang lại những cơ hội vàng cho Việt Nam phục hồi kinh tế. Nhưng, dù sao đây cũng mới là điều kiện cần của mục tiêu kép. Bình luận của BTV Thúy Ngà, qua sự thể hiện của phát thanh viên Hải Yến.
- Nam Du tập trung phát triển kinh tế biển.- Cách làm giàu của người dân vùng đất ven biển tỉnh Thái Bình.
- 6 tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ ký thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch, trong khuôn khổ “Hội nghị liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ". Thỏa thuận có ý nghĩa quan trọng, nhằm xây dựng những định hướng mới trong phát triển du lịch.- Việt Nam phát triển thành công dự tuyển vắc-xin phòng Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm.- Nghiện game trực tuyến trong giới trẻ và học sinh, sinh viên đang là vấn đề nhức nhối, để lại hậu quả xấu cho gia đình và xã hội.- Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ liên quan đến lãnh thổ đã lan sang cả lĩnh vực kinh tế khi làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc và đòi cắt đứt giao thương lan rộng tại Ấn Độ.- Tổng thống Indonesia khẳng định làm tất cả mọi thứ để cứu 267 triệu dân của quốc gia vạn đảo khỏi dịch Covid-19, kể cả việc cải tổ nội các.
- Phỏng vấn Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng: “ASEAN sẵn sàng chủ động đối mặt với các thách thức từ Covid-19.- Ngân hàng Phát triển châu Á hỗ trợ các nước ASEAN thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó thương mại - dịch vụ, du lịch rơi vào tình trạng “đóng băng”. 4 tháng đầu năm nay, lượng du khách đến ĐBSCL giảm gần 42%, khách lưu trú giảm 50%, tổng doanh thu giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Với tiềm năng dồi dào và là điểm đến an toàn, để kích cầu du lịch sau dịch Covid-19, nhiều địa phương tại ĐBSCL đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phục hồi lại ngành công nghiệp không khói này. Nhóm phóng viên tại ĐBSCL thực hiện loạt bài “ĐBSCL nỗ lực phục hồi ngành công nghiệp không khói sau dịch bệnh Covid-19”.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư, nhưng hiện vẫn là vùng khó khăn nhất - chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất – kinh tế xã hội phát triển chậm nhất - tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất - tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Để góp phần cải thiện thực trạng này, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã cho ý kiến vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Cùng với Chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, đây được xem là một trong 3 chương trình Mục tiêu quốc gia quan trọng làm thay đổi cơ bản đời sống kinh tế xã hội của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng sâu vùng xa.
Đang phát
Live