Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, các bộ ngành, địa phương đã và đang triển khai nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tiếp cận thông tin pháp luật cho người dân, doanh nghiệp.
Việc triển khai, thực hiện công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn (cấp xã) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện theo Quyết định số 25 ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 09 ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp:
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sau khi nghe Đoàn giám sát của Quốc hội báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023, Quốc hội dành cả buổi sáng và nửa buổi chiều để thảo luận tại hội trường về nội dung này. Hàng loạt vấn đề “nóng” đã được các đại biểu phân tích, làm rõ và kiến nghị tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế để xử lý, như: Hiện tượng đầu cơ, thổi giá gây nhiễu loạn thị trường; sự mất cân đối giữa các phân khúc; những bất thường từ các phiên đấu giá quyền sử dụng đất, hay những bất cập trong công tác phát triển nhà ở xã hội.
Từ thực tiễn xây dựng, đánh giá, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại các địa phương trong thời gian qua cho thấy, đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước, nhất là tại cơ sở. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ những mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc trong thi hành pháp luật tại các địa phương.
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật không chỉ giúp nâng cao khả năng hiểu biết và chấp hành pháp luật của người dân mà còn giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, khẳng định vị thế của pháp luật trong quản lý nhà nước góp phần thay đổi diện mạo phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đây là hoạt động được nhiều tỉnh, thành phố quan tâm thực hiện thời gian qua.
Bức tranh kinh tế xã hội năm 2024 có điểm sáng khi tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt khoảng 6,8 đến 7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Mặc dù vậy, sức khỏe của các doanh nghiệp chưa thực sự ổn định, giải ngân vốn đầu tư vẫn cần thúc đẩy, các dự án chưa được khơi thông để phát triển. Trong rất nhiều nguyên nhân, cần nhận diện thẳng thắn để có giải pháp thực chất hơn. Vì thế, tại phiên họp thứ 38 khi cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về nội dung này, các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị quyết liệt khắc phục độ trễ của chính sách khi đi vào cuộc sống.
Tiếp tục chương trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phiên họp thứ 38, sáng nay, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các bộ, ban ngành liên quan đã cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 30/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 407 phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027". Đề án đặt ra mục tiêu từ năm 2023, những chính sách có tác động lớn đến xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tổ chức truyền thông từ khi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến khi thông qua, ban hành văn bản quy phạm pháp luật .
Thời gian qua, nhiều mô hình, cách làm hay trong công tác PBGDPL tiếp tục được các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện và nhân rộng, đặc biệt là sự phổ biến của mô hình tuyên truyền pháp luật thông qua mạng xã hội đã kịp thời truyền tải các quy định pháp luật mới đến với người dân.
Đang phát
Live