Tổng thống Italia Sergio Mattarella chủ trì Lễ đón và hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam - Italia trong thời gian tới.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7, thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc liên quan tới đầu tư các công trình giao thông đường bộ.- 7 tháng năm nay, cả nước xuất khẩu hơn 4 triệu tấn gạo, thu về gần 2 tỷ 400 triệu đô la, tăng 28% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.- Thủ tướng Campuchia Hun Sen công bố kế hoạch từ chức sau 38 năm lãnh đạo đất nước.- Quỹ Tiền tệ Quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay lên mức 3%. Tuy nhiên, kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với những thách thức kéo dài do tình trạng lạm phát, lãi suất cao và thắt chặt tín dụng.
Yên Bái là tỉnh miền núi có 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 57,3 %. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, cùng với lồng ghép các chính sách của Trung ương, của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội, Yên Bái còn ban hành nhiều nghị quyết, chính sách, cũng như tuyên truyền, vận động giúp đồng bào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, qua đó đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc.
Chiều nay, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi. Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm, góp ý kiến là việc tích hợp, khai thác thông tin trong thẻ căn cước phải được bảo đảm đủ các điều kiện, tiều chuẩn, đối tượng theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích của người dân và công tác quản lý Nhà nước .
Sự chậm trễ trong ban hành hệ thống quy hoạch, giải ngân vốn đầu tư công, các văn bản hướng dẫn thi hành trong nhiều lĩnh vực, những bất cập trong quy định pháp luật đã gây lãng phí lớn về thời gian, cơ hội thực hiện, cơ hội thụ hưởng và lãng phí niềm tin của người dân, doanh nghiệp; chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%, dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là những nội dung chính được các đại biểu Quốc hội tập trung nêu ý kiến trong phiên thảo luận tại hội trường chiều nay.
Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp, theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch; thể hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy đạt được những thành tựu như vậy nhưng đáng tiếc là hệ thống pháp luật vẫn còn những bất cập, hạn chế, đặc biệt là tình trạng lồng ghép, cài cắm “lợi ích nhóm” trong các văn bản quy phạm pháp luật để trục lợi, hay còn gọi là tình trạng “tham nhũng chính sách”. Đây cũng là trăn trở của nhiều Đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đang diễn ra tại Hà Nội. Vậy cần nhận diện lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật như thế nào và cần những giải pháp gì để khắc phục? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi sẽ bàn về nội dung này với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.
Yêu cầu đặt ra đối với xây dựng chính sách kinh tế trong bối cảnh mới.- Hệ thống truyền tải điện quốc gia sẵn sàng giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo.
Cuối buổi chiều nay, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).
Ngày 15/5 tại Cần Thơ diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Hoàn thiện pháp luật đất đai trong thời kỳ hội nhập”. Hội thảo có hơn 35 bài tham luận đến từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu xây dựng chính sách pháp luật trong lĩnh vực đất đai.
- Xây dựng cơ chế phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật.- Đa dạng các hình thức phổ biên pháp luật đến với người dân.- Ồ ạt xây dựng công trình trái phép chờ… tiền bồi thường.
- Sửa đổi Luật về giao dịch điện tử-Yêu cầu cấp thiết và những vấn đề đặt ra.- Tổ chức thực thi pháp luật chưa tốt:Trách nhiệm của cán bộ và cơ quan nhà nước
Đang phát
Live