
Người đồng bào Châu Mạ tại xã Tài Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai bao đời nay đều gắn bó với núi rừng đại ngàn, gắn bó với quan niệm “vạn vật hữu linh”. Theo tục lệ hàng năm, người Châu Mạ đều tổ chức nhiều lễ cúng trang trọng để tạ ơn và cầu mong các vị thần, tiếng đồng bào là Yàng sẽ luôn che chở, bảo vệ nhằm mang lại mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân làng. Cùng với lễ tạ ơn Yàng thì nhà dài, chồng chiêng và các nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan gùi, nghề rèn là những nét văn hóa đặc trưng và độc đáo của đồng bào. Trong đó, Nhà dài được xem là sản phẩm tiêu biểu của công xã thị tộc trong cộng đồng người Mạ xưa kia nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên tránh thiên tai, thú giữ để bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng. Trải qua thời gian, những nét văn hóa xưa dần mai một. Xót xa trước cảnh rừng bị tàn phá, muông thú bị săn bắn tràn lan, nghề truyền thống thất truyền, ông K’Hoài, tại thôn 4 xã Tài Lài quyết tâm tìm ra con đường để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Đó chính là phát triển du lịch cộng đồng, dần hình thành các hợp tác xã du lịch. Cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Phương Chi và ông K’Hoài.
Biên tập viên Đài TNVN trò chuyện với ông Hà Sỹ Đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về những nỗ lực của chính quyền địa phương, nhà đầu tư và góp sức của người dân Quảng Trị để xây dựng nên một thương hiệu gạo Ong biển đủ sức vươn tầm quốc tế.
Thời gian gần đây, sự xuất hiện ngày càng nhiều của loài ong bắp cày sát thủ đã trở thành mối lo ngại lớn đối với các nhà khoa học Mỹ. Loài ong này vốn có nguồn gốc từ châu Á nhưng giờ đây lại xuất hiện với số lượng lớn tại khu vực Bắc Mỹ. Chúng tấn công các loài ong mật nuôi tại khu vực này, gây thiệt hại cho nền nông nghiệp ở Mỹ.
Hậu Covid-19, bối cảnh "bình thường mới" khi lệnh giãn cách được nới lỏng, dịch bệnh đã đi qua, nhịp đập xã hội dần trở lại bình thường, nền kinh tế giống như chiếc lò xo bị nén lại và giờ là lúc sẵn sàng bung ra. Và doanh nghiệp phải cùng Chính phủ nắm lấy cơ hội đem lại sức sống mới cho nền kinh tế. “Mức độ thành công được xác định bằng những khó khăn sẽ vượt qua”. Đó là những lời nhắn gửi của Thủ tướng tới cộng đồng doanh nghiệp. Giải pháp nào có thể áp dụng được sớm? đâu là những việc cần làm ngay, làm từ đâu… là nội dung được tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp. Câu chuyện này được bàn luận vị khách mời là ông Nguyễn Quang Huân – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Halcom, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam.
- Để nền kinh tế sớm phục hồi và có sức bật mới- những việc cần làm ngay.- Nhìn nhận về “Thế giới hậu đại dịch”.- ĐBSCL: “Nguồn cung giảm, giá lúa tăng cao”.- Sau dịch Covid 19 - Đón sóng đầu tư, bất động sản công nghiệp sẽ là điểm sáng?- Mối nguy từ hiện tượng ong bắp cày khổng lồ tấn công Bắc Mỹ.
- Tháng nhân đạo với nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng.- Ca khúc Đàn sếu – Lời tri ân tới các chiến sĩ hy sinh trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nước Nga.- Món ăn đặc sắc của người Thái ở Sơn La – Món Vịt nướng ống Lam.- Chàng thanh niên quê lúa nghiên cứu máy bay phun thuốc trừ sâu.
Người Việt Nam có quan niệm về trách nhiệm của cha mẹ với con cái như "mưa trên trời mưa xuống": hết lo cho con rồi lo cho cháu, lúc tuổi trẻ thì làm "trâu" cày để lo cho con nên người. Khi về già thì giữ nhà, trông cháu vì con bận đi làm suốt ngày. Chính vì vậy, nhiều bậc cha mẹ chỉ luẩn quẩn ở nhà, không được nghỉ ngơi, hưởng thụ tuổi già. Quan điểm của quý vị thính giả như thế nào? Về già, chúng ta có trông cháu cho con cái hay không?
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sản của nước ta thời gian qua bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều mặt hàng bị ùn ứ, tồn đọng, nhiều thị trường xuất khẩu bị đóng băng, không tiêu thụ được, khiến nhiều doanh nghiệp chế biến mặt hàng này rơi vào tình trạng khó khăn. Trong khó khăn nhưng các doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có nhiều giải pháp để tìm thêm cơ hội mới tiếp tục phát triển. BTV Đài TNVN cùng bàn luận vấn đề này với Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Công Tuấn.
- Nghệ nhân Hàn Quốc ứng dụng nhựa sinh học để sản xuất đồ nội thất.- Cụ ông 73 tuổi tập thể thao gây quỹ ủng hộ chính phủ Anh chống dịch Covid-19.
Nói đến ATM hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc rút tiền. Thế nhưng ATM mà lại rút được gạo, những hạt gạo chia sẻ yêu thương dành cho những người có hoàn cảnh khăn trong mùa dịch, đây là điều vô cùng đặc biệt. Những ngày qua, điều đặc biệt đó đang được các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp triển khai khắp từ Nam ra Bắc, ở nhiều địa phương khác nhau. Ông cha ta có câu “Một miếng khi đó bằng một gói khi no”. Những dòng gạo chảy ra từ những cây ATM gạo không chỉ làm vơi đi khó khăn và gian nan, mà còn giúp lan tỏa thông điệp “Chia sẻ yêu thương – để không ai bị bỏ lại phía sau”. Sau khi những cây ATM gạo đầu tiên đi vào hoạt động tại TPHCM thì ở nhiều địa phương khác cũng triển khai mô hình này, trong đó có thành phố Hà Nội với 2 cây ATM gạo được lắp đặt rất nhanh chóng tại 2 nhà văn hóa Nghĩa Tân và Bắc Từ Liêm. Và người làm nên những cây ATM gạo nghĩa tình tại Hà Nội là ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Book và những cộng sự của mình.
Đang phát
Live