Những năm gần đây, người dân ven biển ở tỉnh Trà Vinh đã thu lãi hàng trăm triệu đồng từ mô hình trồng, bảo vệ rừng kết hợp nuôi thủy sản. Mô hình sản xuất này mang lại nguồn thu ổn định, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển hệ sinh thái vùng ngập mặn ven biển bền vững
VOV1 - Nuôi trồng thủy sản trên biển bằng lồng bè đang giúp nhiều hộ dân ở vùng biển đảo Tây Nam thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau có cuộc sống ổn định.
Biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết phức tạp, bất thường đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái của các đối tượng nuôi trồng thủy sản ở các địa phương ven biển, đặc biệt là vùng Đồng Bằng song cửu Long - nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đối khí hậu. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cần phải thích ứng, đảm bảo ổn định sản xuất mang lại hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Trong đó con giống giữ vai trò quan trọng trong thích ứng với biến đổi khí hậu. - Khách mời : Ông Trần Công Khôi, Trưởng phòng giống và thức ăn thủy sản, Cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trước diễn biến của bão số 1, tỉnh Quảng Ninh – một trong những địa phương được dự báo tâm bão quét qua, đặt mục tiêu hoàn thành đưa người từ các khu nuôi thủy sản lên bờ trước 16 giờ hôm nay. Tại Hải Phòng, huyện dảo Cát Bà tạm dừng tham quan vịnh và tắm biển từ 12 giờ trưa nay.- Toàn bộ thành viên đội tuyển Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế 2023 đều giành huy chương, trong đó có 2 huy chương vàng.- Máy bay của hãng hàng không Vietnam Airline hạ cánh khẩn cấp ở Dubai để cấp cứu một hành khách.- Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen sẽ hết hạn vào ngày hôm nay. Trước nguy cơ không được gia hạn, Ucraina đang cân nhắc kích hoạt kế hoạch B để xuất khẩu ngũ cốc ra thị trường thế giới.- Nhân viên y tế Hàn Quốc tiếp tục đình công yêu cầu cải thiện điều kiện làm việc và tăng cường hỗ trợ các cơ sở y tế công.- Câu chuyện nâng chỉ số hạnh phúc người dân huyện nghèo ở Yên Bái.
Gia Lai: Vùng sản xuất điều lớn nhất tỉnh giảm cả năng suất và giá - Bình Định chuyển dần nuôi biển truyền thống sang công nghiệp - Sự cần thiết tăng cường khả năng phát triển và bảo vệ nguồn nước ngọt, kiểm soát hạn mặn - Kiểm soát dịch bệnh thủy sản bằng giải pháp nuôi trồng an toàn Phỏng vấn: PGS TS Phạm Anh Tuấn - Viện Trưởng Viện cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về "Chế biến, bảo quản sau thu hoạch để chủ động trong sản xuất và tiêu thụ"
Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản 2017. Theo đó, các cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra và nuôi trồng thủy sản lồng bè phải tiến hành thủ tục đăng ký cấp mã số xác nhận nuôi thủy sản chủ lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành (25/4/2019). Đây là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân, nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lí cũng như yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, chứng minh tính pháp lý về nguồn gốc trong quá trình xuất khẩu theo thông lệ quốc tế. Nhất là trong bối cảnh Hiệp định đối tác thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) đã và đang triển khai mạnh mẽ. "Đẩy mạnh thực hiện cấp mã số cơ sở vùng nuôi thủy sản chủ lực theo yêu cầu của Luật Thủy sản 2017" là nội dung chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của 2 vị khách mời: Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, Tổng cục thủy sản và bà Quách Thị Thanh Bình, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa hè năm nay sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với đó là mưa giông gây khó khăn cho hoạt động nuôi thủy sản. Các chuyên gia thủy sản cũng khuyến cáo, khi nắng nóng kéo dài liên tục trong ngày với nền nhiệt độ cao trên 35 độ C, người nuôi thủy sản nếu không chú ý thì các loại cá tôm sẽ rất dễ mắc các loại bệnh liên quan tới gan, ruột. Những điều gì bà con cần lưu ý khi thả nuôi thủy sản trong mùa hè? Khách mời là ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tư vấn về vấn đề này.
Đang phát
Live