Sáng nay, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố cùng các bộ ngành liên quan do Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Sự kiện thể hiện vai trò, tầm quan trọng trong định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam - được ví như “Hội nghị Diên Hồng” để hiến kế phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong tương lai. Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhấn mạnh, các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển công nghiệp văn hóa trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đã yêu cầu Chính phủ quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa; đặc biệt là ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có thế mạnh của Việt Nam.
Xuất thân từ một gia đình nông dân, gia đình khó khăn nên anh thanh niên Nguyễn Hoài An ở xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã chọn con đường xuất khẩu lao động tại Nhật. Nhờ đi nhiều nên chàng thanh niên 30 tuổi này đã nhận ra rằng trên quê hương của mình cũng có thể làm giàu mà không cần phải đi xuất khẩu lao động. Năm 2019 anh An về nước thành lập công ty trồng sả bán, lấy tên là Đại Phát - Vĩnh Long giải quyết cho hàng trăm lao động có việc làm ổn định.
Giám sát chất lượng bữa ăn học đường: Siết lại thế nào cho minh bạch, hiệu quả?- Indonesia thực hiện “đêm không ô tô” đón Giáng sinh và năm mới- Sinh viên TPHCM áp dụng công nghệ hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp xanh
Sau 10 năm triển khai Nghị định 45 năm 2012, công tác khuyến công được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả và đạt được nhiều kết quả tích cực, mang lại luồng sinh khí mới cho phát triển công nghiệp nông thôn… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khuyến công ở Trung ương và địa phương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và vấn đề đặt ra cần tập trung khắc phục.
- Hợp tác nông nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển trong trung và dài hạn - Đại sứ Nhật Bản tại ASEAN: Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản bền chặt giúp tăng cường hòa bình, an ninh và ổn định khu vực - Tỉnh Nghệ An chuẩn bị ‘5 sẵn sàng’ để đón nhà đầu tư Ấn Độ
Chính phủ chính thức bãi bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ lại xét thăng hạng. Theo Nghị định số 85 sửa đổi một số điều về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức vừa được ban hành cuối tuần trước, viên chức sẽ không còn phải thi mà được đăng ký xét thăng hạng nếu đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ. Quyết định bỏ thi thăng hạng viên chức ngay lập tức nhận được sự phản hồi tích cực của đội ngũ cán bộ công chức viên chức và các cơ quan quản lý. Nhiều ý kiến cho rằng, bỏ thi thăng hạng viên chức không chỉ giảm gánh nặng thi cử, tốn kém mà điều quan trọng hơn cả là còn tạo động lực cho cả hệ thống hành chính. Vấn đề còn lại là các Bộ chủ quản xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng ra sao để tránh tiêu cực, khó kiểm soát? Làm thế nào để cán bộ công chức viên chức có động lực cống hiến? Cùng bàn luận rõ hơn về nội dung này với khách mời là TS Nguyễn Thị Hường, Nguyên Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Khoa học hành chính của Học viện Hành chính quốc gia.
Chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Giảm áp lực, tiết kiệm chi phí.- Đa dạng hoá sân khấu nghệ thuật chèo, đưa nghệ thuật đến gần với công chúng.
Khoảng 95% doanh nghiệp Lào Cai là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau 3 năm dịch bệnh, trước những tác động tiêu cực từ thị trường, không ít doanh nghiệp của địa phương buộc phải tạm dừng hoạt động hoặc giải thể. Trong bối cảnh đó, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp Lào Cai đã kết nối hợp tác với nhau để vượt khó.
Trong những năm qua, phát triển bền vững, tăng trưởng bao trùm đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh gắn trách nhiệm với con người với tự nhiên đã trở thành xu thế chủ đạo toàn cầu. Vấn đề này luôn được Đảng, Nhà nước ta có những nhận định, cam kết và ban hành kịp thời các chủ trương định hướng, động viên, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hành sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững.
Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa luôn ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp, đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá vẫn gặp phải một số khó khăn, cần được tháo gỡ, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng.
Đang phát
Live