Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm.- Điểm nổi bật của Hội nghị Ngoại trưởng nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).- Làm gì trước làn sóng dịch bệnh Covid 19 mới?- Hàn Quốc thu hút người dân trở lại khu phố Itaewon sau thảm họa Halloween.- Nghị quyết về phát triển nông nghiệp – giải mã "hiện tượng" Sơn La.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bị giảm đơn hàng khiến hàng chục nghìn người lao động tại TP.HCM bị mất việc, giảm giờ làm. Thu nhập giảm, công việc bấp bênh, không ít người lao động chỉ biết trông chờ vào khoản bảo hiểm xã hội (BHXH). Mặc dù có những cơ hội việc làm mới, song nhiều công nhân thất nghiệp không muốn tiếp tục tham gia BHXH, mà đợi đủ 12 tháng để rút BHXH một lần. Điều này dẫn đến hậu quả người lao động không còn được bảo vệ bởi lưới an sinh, sẽ gặp nhiều khó khăn khi về già.
Sáng nay (17/4), tại thành phố Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình Cà phê Doanh nghiệp- Doanh nhân nhằm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, doanh nhân trong hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh tại địa phương.
Gần 72% doanh nghiệp thừa nhận tình trạng cán bộ nhũng nhiễu khi giải quyết hồ sơ thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến. Đây là con số đáng chú ý trong Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2022 (PCI) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố vừa qua. Con số này tăng mạnh so với 57,4% của năm 2021 và 54,1% của năm 2019-2020. Vì sao trong khi cuộc phòng chống tham nhũng đang diễn ra kiên trì, quyết liệt, với những thành quả quan trọng, nhiều vụ án lớn nhỏ ở cả cấp trung ương và địa phương được phanh phui, xử lý nghiêm minh, nhưng thực trạng cán bộ nhũng nhiễu vẫn còn phổ biến? Đâu là biện pháp để chấm dứt tình trạng này? Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cùng bàn luận câu chuyện này.
Khởi nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đầy gian truân, trải nghiệm cùng thử thách. Thành công có được cũng chính là động lực bước đầu để cho các doanh nhân, doanh nghiệp trên cả nước vững bước trên con đường lập thân, lập nghiệp của mình, góp phần làm giàu cho gia đình, quê hương. Những đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống đã hun đúc nên những con người có niềm say mê, tâm huyết và khát vọng “vươn ra biển lớn”, khát khao giúp mình, giúp người gia tăng giá trị và kinh doanh thành công. Chương trình Khởi nghiệp chủ đề: “Doanh nghiệp tăng kết nối – tăng giá trị thương hiệu”, với chia sẻ của các vị khách mời: - Doanh nhân Phạm Thị Khánh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Điện lạnh Ngọc Nguyên Châu, người có 20 năm làm việc trong lĩnh vực này. - Th.S Phạm Văn Minh, chuyên gia Quản trị doanh nghiệp và Đào tạo Kỹ năng mềm, Viện Khởi nghiệp sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Trãi.
Không chỉ khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh, lạm phát, mà nội tại các doanh nghiệp ở Bình Dương cũng còn nhiều vướng mắc về thủ tục cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, nỗi lo di dời nhà máy, khó tiếp cận vốn vay…Các yếu tố này đã kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, kéo theo sự sụt giảm mạnh về các chỉ tiêu kinh tế tại "thủ phủ công nghiệp" này. Để gỡ khó cho doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cam kết soi từng đầu việc để tìm giải pháp. Thiên Lý, phóng viên thường trú tại TP.HCM có bài viết về vấn đề này
Quý 1 năm nay, giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, TP.HCM chiếm 28% xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Đơn hàng giảm, sản xuất khó khăn, nhiều doanh nghiệp dệt may ở TP.HCM phải “ăn đong” từng tháng nhưng vẫn “gồng mình”giữ lao động. Doanh nghiệp đang nỗ lực đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường để tìm đơn hàng mới.
Sáng nay (14/4) tại TP.HCM, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội thảo về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Nhiều cán bộ công đoàn kiến nghị, việc sửa đổi luật BHXH cần tập trung lợi ích của người lao động và để người lao động lựa chọn. Đồng thời, trước thực trạng người dân ồ ạt đi rút bảo hiểm xã hội một lần, các đại biểu đề nghị ngành chức năng có giải pháp để người dân tự nguyện bảo lưu kết quả đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo đảm an sinh về sau.
Các địa phương tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm- Gần 40% doanh nghiệp châu Âu xếp Việt Nam trong nhóm 5 điểm đến hàng đầu- Tỉnh Lào Cai đẩy mạnh phòng chống dịch COVID 19 trong bối cảnh nhiều học sinh phải nghỉ học cách ly tại nhà- Netflix gỡ tập phim sai sự thật về Việt Nam trong phim 'MH370: Chiếc máy bay biến mất'- Nga tuyên bố không gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen sau ngày 18-5 tới, nếu phương Tây không gỡ bỏ các rào cản đối với xuất khẩu của nước này- Trong khi đó, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế cảnh báo nguy cơ một cuộc Chiến tranh Lạnh mới- Mỹ bắt giữ nghi phạm rò rỉ tài liệu mật qua mạng internet. Vụ việc được đánh giá là rất nghiêm trọng với an ninh quốc gia và quan hệ ngoại giao của Mỹ- Châu Âu thành lập lực lượng đặc nhiệm về ChatGPT
Tỉnh Lào Cai xác định phát triển mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về văn hóa và môi trường sinh thái của từng địa phương. Qua đó, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị và phát triển bền vững.
Đang phát
Live