Tây Nguyên với thổ nhưỡng đất đỏ bazan và khí hậu nhiệt đới xavan là nơi rất lý tưởng cho sự phát triển của các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê và hồ tiêu. Tuy nhiên, khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu và các hoạt động sản xuất nông nghiệp không bền vững. Trước tình hình này, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) cùng các đối tác đang triển khai Dự án “Tăng cường tính bền vững, năng suất và giá trị kinh tế của các hệ thống canh tác và chuỗi giá trị cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên” (V-SCOPE). Dự án nhằm cải thiện sinh kế của các hộ nông dân, giảm suy thoái môi trường, sử dụng nước thông minh thông qua cải thiện tính bền vững của hệ thống canh tác và chuỗi giá trị cà phê và hồ tiêu.
Phát triển xuất khẩu gạo: tăng giá trị, giảm số lượng - Giúp người dân A Lưới thoát nghèo làm giàu - Những “tỷ phú” của người Khmer Phỏng vấn: PGS TS Nguyễn Viết Hưng - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về phát triển nhân lực Nông nghiệp công nghệ cao. - Nhà sáng chế chân đất đam mê sáng chế nông cụ.
Trong những năm gần đây, khi vào các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại, chúng ta đều nhìn thấy các đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, như: Bưởi Đại Minh, gạo nếp Tú Lệ, miến đao Giới Phiên của Yên Bái; Mận Sơn La hay Ba khía muối, Khô cá phi của Cà Mau; Khoai lang Đắc Lắc… Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của người nông dân, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, HTX trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Giải pháp nào để thu hút doanh nghiệp đầu tư trong tiêu thụ hàng hoá khu vực miền núi vùng sâu vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn là TS. Nguyễn Văn Hội- Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và GS.TS. Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Trong những năm gần đây, khi vào các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại, chúng ta đều nhìn thấy các đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, như: Bưởi Đại Minh, gạo nếp Tú Lệ, miến đao Giới Phiên của Yên Bái; Mận Sơn La hay Ba khía muối, Khô cá phi của Cà Mau; Khoai lang Đắc Lắc… Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của người nông dân, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, HTX trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Giải pháp nào để thu hút doanh nghiệp đầu tư trong tiêu thụ hàng hoá khu vực miền núi vùng sâu vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn là TS. Nguyễn Văn Hội- Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và GS.TS. Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Huyện Krông Bông là vùng trọng điểm trồng dứa của tỉnh Đắk Lắk với trên 1.500 ha, trong đó 2/3 diện tích đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Do mùa dứa khá ngắn, việc chế biến sâu chưa theo kịp quy mô sản xuất nên mỗi khi vào chính vụ, quả dứa thường bị ùn ứ, mất giá. Người trồng loại cây này ở địa phương đang có những sáng kiến khi cho dứa chín rải vụ.
Tháng 7 tới, sẽ vận hành thị trường trái phiếu thứ cấp, sớm đưa vào vận hành hệ thống nền tảng giao dịch mới (KRX).- Dự án đường Vành đai 3- Động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.- Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm qua, VN-Index giảm điểm.
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ diễn ra với hơn 1 triệu 24 nghìn thí sinh đăng ký dự thi. Vì vậy, các địa phương trong cả nước đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, tạo thuận lợi cho tất cả thí sinh dự thi.
Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ thường gặp rủi ro lớn hơn nam giới khi tham gia sử dụng internet và công nghệ thông tin. Nguyên nhân là do những hạn chế về giới khiến phụ nữ ít có cơ hội để tham gia các hoạt động đào tạo, giao lưu, kết nối hay các hoạt động liên quan đến công nghệ và chuyển đổi số, đặc biệt với phụ nữ ở khu vực vùng sâu, vùng xa, phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật và phụ nữ cao tuổi. Thông tin này được đưa ra tại Chương trình Hành trang số cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ diễn ra sáng nay, tại Hà Nội. Sự kiện do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ phối hợp tổ chức.
Chiều nay (13/6), HĐND tỉnh Bình Dương tổ chức phiên giải trình về thực hiện các chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương. Các sở, ngành đã nêu lên những khó khăn trong việc thu hút, đào nhân lực, đặc biệt là nhân lực y tế, nhân lực có tay nghề cung ứng cho doanh nghiệp.
Làm đúng để thành công từ nhượng quyền thương hiệu.- Khánh Hòa: Tận dụng cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế biển.- Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để doanh nghiệp duy trì hoạt động
Đang phát
Live