
Mặc dù công tác quản lý về trật tự xây dựng đã được Bộ Xây dựng và chính quyền các địa phương tăng cường phối hợp thực hiện, nhưng tình trạng xây dựng không phép, sai phép vẫn đang diễn biến phức tạp trên cả nước. Hàng nghìn vụ việc được phát hiện và xử lý từ đầu năm đến nay cho thấy, vấn đề vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng vẫn “nóng” ở một số địa phương. Điều đáng nói là nhiều dự án xây dựng lấn sông, bít lối ra biển nhưng chưa được ngăn chặn kịp thời. Thậm chí, một số chủ đầu tư làm xong phần móng rồi huy động vốn của khách hàng dưới dạng góp vốn, đặt cọc giữ chỗ. Chưa biết việc sai phạm sẽ bị xử lý như thế nào, nhưng người dân vẫn phải gánh chịu những hậu quả khi xảy ra tranh chấp. Bài viết của phóng viên Thành Trung sẽ làm rõ hơn vấn đề này.
Sau khi xảy ra trận lũ quét kinh hoàng vào rạng sáng 17/8, người dân bản Nậm Nhừ 1 và chính quyền địa phương, các ngành chức năng của huyện Nậm Pồ đang khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai với ước tính thiệt hại ban đầu đã lên đến hơn 4 tỷ đồng. Hiện ngoài khắc phục hậu quả của trận lũ quét, nhanh chóng ổn định đời sống cho người dân, chính quyền địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó với thiên tai do dự báo mưa lũ vẫn còn tiếp diễn kéo dài đến ngày 20/8. Phản ánh của phóng viên Vũ Lợi, thường trú tại Tây Bắc.
Tại cuộc họp diễn ra sáng nay tại trụ sở Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị Bộ Y tế tiếp tục tăng cường năng lực xét nghiệm, trên tinh thần đảm bảo thực hiện xét nghiệm hiệu quả. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp, phóng viên Phương Thoa phản ánh.
- Doanh nghiệp và người lao động Đà Nẵng vừa phòng chống dịch Covid-19 vừa tham gia sản xuất như thế nào?- Giúp người nghèo “cần câu”.- Xoá đói giảm nghèo bằng những mô hình đặc biệt.
Trong suốt 73 năm qua, hệ thống pháp luật, chính sách ưu đãi người có công đã không ngừng hoàn thiện để đảm bảo người có công có một cuộc sống tốt và không bỏ sót người có công. Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau, đến nay, vẫn còn nhiều người có công và gia đình họ chưa được công nhận để được hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa. Cho ý kiến Dự thảo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi tại phiên 47, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đảm bảo người có công có một cuộc sống tốt và không bỏ sót.
- Hoàn thiện thể chế để giảm chi phí số tuân thủ pháp luật cho người dân và doanh nghiệp.- Nâng cao chất lượng xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Đòi hỏi từ thực tế.
- Ngành Thuế tăng cường giải pháp hỗ trợ người nộp thuế vượt khó vì đại dịch Covid-19.- Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử: Nhiều tiện ích.- Xuất khẩu trực tuyến: cơ hội vàng phát triển quy mô doanh nghiệp.
Khi lớn khôn con cái có cuộc sống gia đình riêng, rất nhiều người già ở cảnh “góa bụa” cảm thấy cô đơn và muốn tái hôn... Đây là nhu cầu chính đáng, thế nhưng dư luận xã hội còn nhiều định kiến, con cái không đồng tình nên nhiều người chấp nhận sống một mình, lẻ loi. Không chỉ có người trẻ, mà người già cũng cần được yêu thương và chia sẻ, tuy nhiên con đường để họ có thể tái hôn để đến với nhau thì nhiều rào cản vô cùng.
- Vùng Cảnh sát biển 1 sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn ngoài khơi xa.- Quảng Ninh thay đổi phương thức nuôi trồng thủy sản đảm bảo việc làm và sinh kế cho người dân.- Khó giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch thủy sản.
- Cảnh giác với những hoạt động núp bóng tự do xuất bản để chống phá Nhà nước Việt Nam.- Cộng đồng quốc tế nỗ lực hỗ trợ lương thực cho Liban sau vụ nổ kinh hoàng.- Những rủi ro khi đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.- Thúc đẩy học sinh Việt Nam “du học trong nước”: Cơ hội nhiều, thách thức cũng không ít.- Khám phá hành trình làm mới nhạc Trịnh của các ca sỹ trẻ hiện nay.
Đang phát
Live