
“Thuốc lá điện tử “sành điệu và hiểm hoạ đối với giới trẻ.- Giải bóng đá đặc biệt dành cho người cao tuổi ở Nhật Bản.- Chị Ngô Thị Bích Huyền - Hội viên Chi hội khu phố Suối Đá, Uỷ ban Hội LHTN Việt nam phường Tân Xuân, Đồng Xoài, Bình Phước chia sẻ về nghị lực vượt khó của một người khuyết tật, làm nhiều việc thiện cho xã hội.
Trong các bệnh mà người cao tuổi dễ mắc phải khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là mùa nắng nóng hay chuyển nóng sang lạnh thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất. Thời điểm này, nhiều người than phiền: “Thời tiết kiểu gì mà khiến người phát ốm lên, mệt mỏi, khó thở, đau đầu chóng mặt, sổ mũi đau họng nữa”. Nếu không điều trị kịp thời, các bệnh về đường hô hấp ở người cao tuổi dễ gây ra những biến chứng khó lường. Vậy, vì sao người cao tuổi dễ mắc bệnh hô hấp? Để duy trì sức khỏe tốt, người cao tuổi nên làm gì để phòng bệnh và hạn chế khả năng biến chứng khi mắc bệnh hô hấp? Chuyên mục “Tư vấn sức khỏe” hôm nay, chúng tôi mời PGS.TS. Bác sỹ Hồ Bá Do- Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam, Giảng viên cao cấp Học viện Quân y tham gia buổi tư vấn này để giải đáp cùng quý vị và các bạn.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất thế giới và trung bình mỗi người cao tuổi mắc khoảng 3 bệnh nền. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại cộng đồng. Trước thực trạng này, sáng nay (28/2), tại Hà Nội, Bệnh viện Lão khoa Trung ương và Hội người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình hợp tác về chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi giai đoạn 2023-2026.
Cho thuê vỉa hè, lòng đường: Làm sao hài hòa lợi ích và cảnh quan đô thị?- Phòng tập gym miễn phí cho người cao tuổi và người khuyết tật tại Anh- Võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan – gần 20 năm qua dành trọn tình thương yêu và tinh hoa của võ thuật giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cuộc sống
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong đại dịch Covid 19 - Phòng ngừa bệnh hen phế quản và bệnh lý hô hấp mãn tính
Nghiên cứu 610 người trên 80 tuổi ở Việt Nam cho thấy trung bình mắc 7 bệnh, gần 13% có nguy cơ bị ngã, gần 50% có nguy cơ trầm cảm. Tình trạng thiếu máu, tăng huyết áp, sa sút trí tuệ cũng chiếm trên dưới 50%, đặc biệt, hầu hết các cụ đều mắc bệnh đường hô hấp và đục thủy tinh thể... Đó là thông tin đáng quan tâm được đề cập tại Hội nghị Lão khoa quốc gia lần thứ 2 do Hội Lão khoa Việt Nam và Bệnh viện Lão khoa Trung ương tổ chức trong 2 ngày 12 và 13/11.
Cùng với sự trợ giúp từ các cấp Hội như Hội cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ… người cao tuổi cũng cần xác định rõ điều kiện sức khỏe bản thân, hướng phát triển sinh kế phù hợp với điều kiện bản thân và gia đình. Cụ thể, người trên 60 tuổi nên lựa chọn những công việc gì? Và cần có cơ chế chính sách nào hỗ trợ để họ có thể tự đảm bảo thu nhập, giảm mức độ phụ thuộc vào con cháu? Chương trình Xã hội chuyển động đề cập nội dung này:
- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong đại dịch COVID-19 - Đảm bảo an toàn tiêm văc xin phòng Covid-19 cho người cao tuổi - Những "người mẹ thứ hai" của trẻ có mẹ mắc COVID-19
- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong đại dịch COVID-19 - An toàn tiêm văc xin cho người cao tuổi - Những "người mẹ thứ hai" của trẻ có mẹ mắc COVID-19
Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người cao tuổi. Khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của một bộ phận người cao tuổi còn gặp nhiều khó khăn. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đã hỗ trợ Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế phát triển S-Health – Phiên bản ứng dụng mới được thiết kế đặc biệt, miễn phí dành chăm sóc sức khỏe từ xa cho người cao tuổi tại Việt Nam. Thông qua ứng dụng S-Health, người cao tuổi và gia đình của họ có thể được cập nhật nhiều nội dung hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Bà Nguyễn Ngọc Quỳnh – Chuyên gia của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam thông tin rõ hơn về ứng dụng này.
Đang phát
Live