Thương mại điện tử Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực, triển vọng top đầu thế giới – ngày càng định hình vai trò “dẫn dắt nền kinh tế số”. Dù đã và đang có nhiều thuận lợi phát triển, lĩnh vực này cũng cho thấy nhiều bất cập, thách thức mục tiêu “xanh hoá” và phát triển bền vững. Một trong những thách thức lớn nhất là tạo dựng và duy trì niềm tin của người tiêu dùng. Diễn đàn hưởng ứng các hoạt động vì Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - đề cập thực tế niềm tin thương mại số. Các vị khách mời sẽ khuyến nghị, hy vọng tìm giải pháp cho vấn đề: Ông Lê Đức Anh – Giám đốc Trung tâm tin học, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương; Ông Vũ Văn Trung – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam; Chuyên gia Trần Quý – Viện trưởng Viện phát triển Kinh tế số Việt Nam từ đầu tàu kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh
Nước ta hiện có lượng người dùng internet rất lớn, với hơn 70% dân số, trong đó có 55% người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến. Thực tế đã cho thấy, thương mại điện tử giúp người tiêu dùng mua bán nhanh chóng, dễ dàng, thuận lợi hơn, song cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn như bị lợi dụng thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản, bị lừa đảo hoặc mua phải hàng giả, hàng nhái. Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành quyết liệt hơn trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng và trong giao dịch điện tử. Vậy nhưng, giao dịch trực tuyến vẫn đem lại không ít rủi ro cho người tiêu dùng.
Việt Nam tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực; dự báo thứ hạng này duy trì đến năm 2025. Trong đó, tổng giá trị hàng hoá được thực hiện thông qua thương mại điện tử của cả năm nay dự kiến đạt hơn 20,5 tỷ USD…Thương mại điện tử tiếp tục được khẳng định là lĩnh vực tiên phong dẫn dắt nền kinh tế số, cũng là lĩnh vực dự báo triển vọng Top 10 thế giới. Tuy nhiên, để thương mại điện tử không chỉ phát triển bùng nổ theo chiều rộng trong bối cảnh toàn nền kinh tế đang nỗ lực tăng trưởng xanh, bền vững, các thành phần liên quan trong hệ sinh thái này còn nhiều việc phải làm. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một vấn đề rất đáng quan tâm, cần giải pháp, cần sự góp sức. Các khách mời bàn luận: Ông Nguyễn Hữu Tuấn – Thành viên Tổ Công tác 399, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương; Ông Phan Mạnh Hà – Giám đốc đối ngoại Sàn Thương mại điện tử Shopee.
Ở bài 1 của loạt bài “TP.HCM thực hiện tăng trưởng xanh từ nhiều phía”, chúng tôi đã đề cập thực hiện sản xuất xanh, tăng trưởng xanh là điều kiện sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Còn tăng trưởng xanh từ phía người tiêu dùng thì sao? Thực tế, nền kinh tế không thể tăng trưởng xanh nếu không có sự tham gia của tiêu dùng xanh và hiện TP.HCM vừa kêu gọi, vận động, truyền thông cho tiêu dùng xanh vừa tính tới những biện pháp cụ thể để kích cầu tiêu dùng xanh. Mời quý vị và các bạn nghe bài 2 của loạt bài nhan đề “Làm gì để người tiêu dùng xanh hóa”:
Sáng nay (4/10), tại TP.HCM, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp cùng Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức Hội thảo về những biến động thị trường và cơ hội kinh doanh mùa cuối năm. Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia nghiên cứu thị trường và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Còn khoảng 10 ngày nữa là đến tết Trung thu, trên thị trường, các loại bánh Trung thu tiếp tục ghi nhận sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giá cả, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Các siêu thị, cửa hàng cũng triển khai nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn. Theo các nhà sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu, do giá nguyên liệu đầu vào tăng nên giá bán thành phẩm cũng tăng theo, nhìn chung giá bánh năm nay tăng từ 5-10% so với năm trước. Đặc biệt, năm nay, so với bánh truyền thống, dòng bánh hiện đại có vị ngọt thanh, nhiều loại bánh nhân mới để đáp ứng nhu cầu cũng như xu hướng lựa chọn phực phẩm "xanh - sạch" của người tiêu dùng.
Sau 3 năm ảnh hưởng bởi Covid-19, năm nay lần đầu tiên Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) được tổ chức tại Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Các gian hàng của ASEAN, trong đó có Việt Nam đặc biệt thu hút sự quan tâm của công chúng Trung Quốc.
Mặc dù lực lượng tham gia đấu tranh, ngăn chặn tình trạng sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng nhái, hàng giả khá đông đảo và tích cực, song vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong phát hiện, xử lý. Các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái vẫn diễn biến phức tạp. Thực trạng này đặt ra yêu cầu, các ngành chức năng, các doanh nghiệp cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhất là ứng dụng công nghệ số.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều phụ tùng ô tô, xe máy giả thương hiệu uy tín từ dòng xe phổ thông đến xe sang đắt tiền, không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra những rủi ro và nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng. Phụ tùng xe máy, ô tô không rõ nguồn gốc xuất xứ được phù phép tinh vi, khiến người dân không thể phân biệt được đâu là linh, kiện phụ tùng nhái, kém chất lượng, rất cần sự vào cuộc của lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn.
Theo thời gian, người tiêu dùng ngày càng coi trọng yếu tố bền vững. Tuy nhiên để được tiếp cận với các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, các chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, cần một giải pháp căn cơ để đáp ứng được các tiêu chí của người tiêu dùng về giá thành hợp lý, bảo đảm an toàn và vệ sinh, tốt cho sức khỏe, thương hiệu tin cậy.
Đang phát
Live