Liên quan đến vụ các hũ tro cốt bị “thất lạc” ở chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp, TP.HCM), sáng 7/9 nhà chùa đã gỡ niêm phong hầm lưu giữ tro cốt và sắp xếp lại các hũ tro cốt để người dân dễ dàng nhận diện. Phóng viên Tỷ Huỳnh, thường trú tại TPHCM đưa tin:
Trải qua 75 năm phát triển, Đài Tiếng nói Việt Nam luôn đồng hành và là người bạn thân thiết của bà con vùng cao Sơn La. Những thông tin mà Đài TNVN truyền tải đã đến với các bản làng vùng cao, giúp bà con nắm bắt thông tin trong và ngoài nước, cách làm ăn, phát triển kinh tế... Phản ánh của Trấn Long, CQTT Tây Bắc.
Cùng với người dân cả nước đón Tết độc lập của dân tộc, trong những ngày này, người dân Nghệ An lại trào dâng nỗi nhớ Bác. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra, gây khó khăn cho nhiều hoạt động kỷ niệm ngày 2/9, nhưng tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi người dân Nghệ An càng trân quý hơn giá trị của hòa bình, độc lập. Sỹ Đức PV Đài TNVN có bài đề cập nội dung này.
Tại Hội nghị trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử bộ, ngành và Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử 63 tỉnh, thành phố diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra 1 tồn tại là tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vẫn thấp. Đến thời điểm này, vẫn còn 8 bộ, 25 tỉnh mới đạt tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 dưới 10%. Vì sao có tình trạng chậm trễ này và cần làm gì để khắc phục? Nội dung này được bàn luận với khách mời là bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Phó giám đốc thường trực Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, tức ban 4 - Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
Trong 5 năm, từ năm 2015 đến năm 2020, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu xác định, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ trọng tâm cần phải tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, không gây thiệt thòi cho nhân dân sẽ tạo thuận lợi cho TP Vũng Tàu triển khai nhiều dự án trọng điểm, hình thành một đô thị khang trang, sạch đẹp và đáng sống. Bài viết của Lưu Sơn, phóng viên thường trú tại TPHCM đề cập nội dung này:
Từ nhiều năm qua, hàng chục hộ dân tại tổ 1, khu 13, phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh), luôn thấp thỏm khi phải sống ở khu vực ảnh hưởng do hoạt động khai thác của Công ty CP than Mông Dương. Mặc dù trước mùa mưa bão năm nay, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có phương án di dời khẩn cấp một số hộ tại khu vực đặc biệt nguy hiểm, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có hộ dân nào được chuyển đi. Vũ Miền, PV Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc phản ánh:
"Xin cảm ơn chính quyền và người dân thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi trong thời gian qua; Chúng tôi sẽ sớm quay trở lại thành phố này để mưu sinh, học tập…"- Đây là những lời nói chân thành của hàng trăm lao động tự do được tỉnh Quảng Ngãi đón về quê sáng nay (22/8). Phản ánh của PV Vinh Thông tại miền Trung.
Mang tiền dành dụm cho một cán bộ Bưu điện Văn hóa xã để gửi tiết kiệm, 28 hộ dân xã Bằng Thành, huyện vùng cao Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đang đứng ngồi không yên khi họ phát hiện số tiền của mình có dấu hiệu bị chiếm đoạt. Phản ánh của Công Luận, Phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc:
Mặc dù công tác quản lý về trật tự xây dựng đã được Bộ Xây dựng và chính quyền các địa phương tăng cường phối hợp thực hiện, nhưng tình trạng xây dựng không phép, sai phép vẫn đang diễn biến phức tạp trên cả nước. Hàng nghìn vụ việc được phát hiện và xử lý từ đầu năm đến nay cho thấy, vấn đề vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng vẫn “nóng” ở một số địa phương. Điều đáng nói là nhiều dự án xây dựng lấn sông, bít lối ra biển nhưng chưa được ngăn chặn kịp thời. Thậm chí, một số chủ đầu tư làm xong phần móng rồi huy động vốn của khách hàng dưới dạng góp vốn, đặt cọc giữ chỗ. Chưa biết việc sai phạm sẽ bị xử lý như thế nào, nhưng người dân vẫn phải gánh chịu những hậu quả khi xảy ra tranh chấp. Bài viết của phóng viên Thành Trung sẽ làm rõ hơn vấn đề này.
Sau khi xảy ra trận lũ quét kinh hoàng vào rạng sáng 17/8, người dân bản Nậm Nhừ 1 và chính quyền địa phương, các ngành chức năng của huyện Nậm Pồ đang khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai với ước tính thiệt hại ban đầu đã lên đến hơn 4 tỷ đồng. Hiện ngoài khắc phục hậu quả của trận lũ quét, nhanh chóng ổn định đời sống cho người dân, chính quyền địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó với thiên tai do dự báo mưa lũ vẫn còn tiếp diễn kéo dài đến ngày 20/8. Phản ánh của phóng viên Vũ Lợi, thường trú tại Tây Bắc.
Đang phát
Live