Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, tiếng khèn, điệu múa là hồn cốt của dân tộc, được hình thành và phát triển trong đời sống. Vì vậy, dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng tiếng khèn vẫn hàng ngày dìu dặt như một món ăn tinh thần và được giữ gìn, lưu truyền trong cộng đồng, trở thành bản sắc văn hóa riêng vốn có của đồng bào, thu hút khách du lịch.
Tiết kiệm điện là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt khi lãng phí trong sử dụng điện ở nước ta còn ở mức cao. Đây được xem là giải pháp quan trọng hàng đầu, vừa cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Yêu cầu tiết kiệm điện không đơn thuần là kêu gọi nâng cao ý thức, mà cần có những chế tài đủ mạnh đi kèm các chính sách giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 20 ngày 8/6/2023 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo của Chính phủ với những giải pháp hết sức toàn diện về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả và yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ … Đây thực sự là những giải pháp quan trọng, cấp bách nhằm tiếp tục duy trì ổn định an ninh năng lượng, phát triển bền vững ngành điện.
Tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia lao động việc làm, người lao động và doanh nghiệp đã cùng bàn về các giải pháp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức, kỷ luật lao động và đề xuất tăng lương tối thiểu hợp lý để có năng suất lao động cao hơn.
Được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó quy định rõ về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đang nhận về nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài ngành. Dự thảo Luật Nhà giáo có 3 điều quy định về chứng chỉ hành nghề đối với giáo viên. Điều đó có nghĩa, nếu quy định này được thông qua, lần đầu tiên yêu cầu bắt buộc nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề được luật hóa. Xét về mặt lý thuyết, mục đích của việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận nghề nghiệp đối với nhà giáo là nhằm đảm bảo giáo viên có đủ năng lực chuyên môn và đạo đức để giảng dạy và đó cũng là cách để bảo vệ lợi ích của người học. Tuy nhiên, nếu triển khai không cẩn thận có thể cản trở cho hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, thêm gánh nặng cho giáo viên nếu như phát sinh thêm “giấy phép con”, phát sinh thêm thủ tục không cần thiết?... PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền, Ban điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục EdulightenUp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục thuộc Học viện Quản lý giáo dục bàn luận câu chuyện này
Người dân thôn Dương Sơn, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng còn lưu giữ nghề truyền thống thủ công về làm bún, mì khô. Sản phẩm dân giã này hiện có mặt trên thị trường nhiều tỉnh miền Trung, Tây Nguyên...
Hôm nay (24/5), Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức Kỳ họp thứ 17 (Kỳ họp chuyên đề) xem xét thông qua 22 tờ trình và Nghị quyết quan trọng, cấp bách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Đáng chú ý, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng thông qua Nghị quyết kéo dài thời gian giải ngân đối với 83 dự án không giải ngân được trong năm 2023.
Trung tâm Truyền thông thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) cùng Panasonic Việt Nam và Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD khởi động chương trình làm phim “Qua ống kính trẻ thơ 2024”, dành cho học sinh từ 10 - 18 tuổi. Từ ngày nay đến hết ngày 12/6/2024, học sinh từ 10 đến 18 tuổi tại Việt Nam có thể đăng ký tham gia và nộp kịch bản theo cá nhân hoặc nhóm từ 3 đến 5 thành viên, để tham gia Vòng sơ khảo của chương trình. Những kịch bản tiềm năng nhất sẽ được tham gia khóa đào tạo làm phim miễn phí với các thiết bị quay phim chuyên nghiệp do Panasonic tổ chức, diễn ra trong tháng 6 và 7/ 2024. Những bộ phim xuất sắc nhất sẽ được vinh danh tại lễ trao giải vào tháng 8/2024.Bộ phim của các em “Qua ống kính trẻ thơ 2024” sẽ được phát sóng trên truyền hình VTC và lan tỏa rộng rãi trên các nền tảng truyền thông; đồng thời có cơ hội tranh tài với các nhóm làm phim khác trên toàn thế giới tại sự kiện KWN Global Summit được tổ chức trực tuyến vào tháng 10 năm nay.
Chạy bộ là môn thể thao vô cùng quen thuộc, có tính đại chúng và có sức hấp dẫn đặc biệt, hầu như bất cứ ai cũng có thể tham gia. Ngoài những điểm tích cực như khơi dậy phong trào thể dục thể thao trong cộng đồng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ của người dân, nhìn lại 10 năm qua, phong trào chạy bộ tại Việt Nam cũng đang bộc lộ nhiều vấn đề. Không ít giải chạy luộm thuộm, sơ sài, kém quy củ ảnh hưởng đến an ninh, trật tự; tính chất nhiều giải đấu bị thương mại hoá quá mức; đặc biệt là chưa thể đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người chạy, khi đã xảy ra các trường hợp đáng tiếc. Vậy làm sao để quản lý, quy hoạch, nâng cao chất lượng các giải chạy một cách hiệu quả; tránh thương mại hoá; đảm bảo an toàn cho người tham gia, để vừa vui khoẻ vừa không loạn? Tiến sĩ Dương Đức Thuỷ – Nguyên Trưởng bộ môn Điền kinh, Cục Thể dục Thể thao và Nhà báo Thành Lương – Ban Văn hoá – Xã hội (VOV2) Đài Tiếng nói Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông về vai trò của việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp đầu tư công nghệ, quản lý phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả… qua đó, hỗ trợ khách hàng chủ động theo dõi, kiểm soát được nguồn năng lượng, nguồn điện sử dụng. Điều này cùng lúc đem lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và ngành điện.
Làm sao để quản lý, quy hoạch, nâng cao chất lượng các giải chạy một cách hiệu quả; tránh thương mại hoá; đảm bảo an toàn cho người tham gia?.- Phòng cháy, chữa cháy để bảo vệ chính mình và toàn xã hội: hướng dẫn cách “Sử dụng điện an toàn, hiệu quả mùa nắng nóng”.- Triển lãm tại Anh hé lộ câu chuyện về những họa sĩ nữ không tên.
Đang phát
Live