Hôm nay (6-9), ngày thứ 2, thành phố Đà Nẵng thực hiện quyết định nới lỏng chuyển sang trạng thái chống dịch mới và là ngày đầu tiên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động một số ngành nghề đi làm trở lại. Thành phố thay đổi cách cấp giấy đi đường bằng mã QR Code, tạo thuận lợi cho người đi đường, hạn chế việc tập trung đông người tại các chốt kiểm soát.
Sau 20 ngày thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”, hôm nay (5-9), thành phố Đà Nẵng nới lỏng các biện pháp chống dịch Covid-19, chuyển sang trạng thái mới, một số ngành nghề được phép hoạt động trở lại. Ghi nhận của nhóm phóng viên Đài TNVN tại miền Trung.
Thành phố Đà Nẵng đã cho phép các cửa hàng tạp hoá mở cửa hoạt động trở lại với các điều kiện đảm bảo phòng chống dịch. Thế nhưng, hiện nhiều hộ kinh doanh không có hàng để bán.
- Cứu sống bệnh nhi béo phì mắc Covid 19 nặng ở TPHCM - Triệu túi an sinh hỗ trợ người dân khó khăn
- Xây dựng nông thôn mới phồn vinh, khắc ghi lời Bác dạy- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chế biến, xuất khẩu gỗ- Thúc đẩy hỗ trợ HTX phát triển
Hiện nay cả nước đang có 20 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống dịch covid 19. Hàng chục triệu người đang phải chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống dịch, hạn chế di chuyển, tiếp xúc nhằm tránh làm dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số người dân thiếu ý thức làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát dịch bệnh, khiến dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Hiện nay, số ca mắc Covid-19 trong các kiệt, hẻm ở thành phố Đà Nẵng tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là các hộ dân ở đây nhà sát nhau, thường xuyên qua lại giao lưu, trò chuyện, không đeo khẩu trang, vi phạm các quy định về phòng chống dịch. Vì vậy, chính quyền đia phương tăng cường giám sát hoạt động của người dân trong các khu kiệt, hẻm. Nhiều tổ dân phố ở sử dụng hệ thống camera an ninh để giám sát, quản lý người dân thực hiện nghiêm quy định “ai ở đâu thì ở đó”.
- Cần có cơ chế đột phá để khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo - Phỏng vấn TS Đoàn Văn Bình, Viện trưởng Viện Khoa học năng lượng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Triển vọng phát triển kinh tế xanh từ các startup
Sáng nay 27/08, gần 200 bác sĩ, nhân viên y tế các bệnh viện tại khu vực miền Trung lên đường tăng cường cho các tỉnh thành phố, phía Nam chống dịch Covid-19. Có những bác sĩ đây là lần thứ 2 xung phong vào các tâm dịch làm nhiệm vụ. Cũng có những nữ bác sĩ phải gửi con nhỏ về quê cho ông bà ngoại, xung phong vào điểm nóng chống dịch. Ai cũng xác định đi vào Nam lần này là mệnh lệnh từ trái tim, không xác định ngày về, góp sức cùng đồng nghiệp các tỉnh phía Nam kiểm soát dịch bệnh.
Đến cuối tuần này, số ca mắc Covid 19 nước ta đã chạm gần 400 nghìn ca, trong đó, riêng TP Hồ Chí Minh là hơn 200 nghìn ca. Số ca mắc gia tăng cao khiến TP phải thay đổi chiến lược điều trị để tập trung cứu chữa bệnh nhân nặng và nguy kịch, giảm tỷ lệ tử vong. Để có thêm nhiều bệnh nhân Covid 19 nguy kịch được cứu sống, từ đầu tháng 8, Bộ Y tế quyết định khẩn cấp thành lập 3 Trung tâm Hồi sức tích cực Covid 19 tại TP Hồ Chí Minh. Chỉ sau gần 1 tuần thiết lập, 3 Trung tâm Hồi sức Covid 19 do BV Bạch Mai, BV Hữu nghị Việt Đức và BV TW Huế đã đi vào vận hành để thực hiện “mệnh lệnh từ trái tim” là cứu sống thêm nhiều bệnh nhân Covid 19 nặng và nguy kịch, giảm áp lực quá tải cho hệ thống y tế tại TP Hồ Chí Minh. Qua thời gian đi vào vận hành, đội ngũ y bác sỹ tinh nhuệ của BV tuyến đầu đảm nhiệm điều trị cho bệnh nhân Covid 19 nặng và nguy kịch ra sao để đạt mục tiêu giảm tử vong? Cùng nghe những chia sẻ của khách mời là TS. BS Lưu Quang Thuỳ, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích người bệnh covid -19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh về nội dung này.
Đang phát
Live