Theo các Tổ chức quốc tế và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ diễn ra quyết liệt, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn FDI được dự báo giảm trong năm nay. Trong khi nhu cầu thu hút vốn đầu tư cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau COVID-19 tăng cao. Bối cảnh này đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam, song những áp lực cũng đang thúc đẩy các cấp quản lý đổi mới tư duy, sáng tạo, kiến tạo tầm nhìn, từ đó mở ra những cơ hội và động lực mới trong hợp tác phát triển thu hút dòng đầu tư mới. Đồng thời cũng đòi hỏi Việt Nam cần nỗ lực hơn trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. PV Xuân Lan thông tin:
Lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ chiếm hơn 30% tổng số nhưng lại đóng góp tới 50% lượng kiều hối. Tuy nhiên, khi tham gia vào thị trường lao động nước ngoài, không ít lao động nữ di cư phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn so với nam giới: phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng, bóc lột và phân biệt đối xử; chưa thích ứng và quen với môi trường, phong tục tập quán dẫn đến việc bị đe dọa, cưỡng bức lao động, trả tiền lương không tương xứng với sức lao động...
Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài diên ra sáng nay 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta cần phải có niềm tin, sự chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành, xác định rõ những điểm nghẽn khó khăn, vướng mắc thời cơ thuận lợi, trên cơ sở đó đề ra những nhiệm vụ giải pháp cụ thể để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, lãnh đạo các Ban, Bộ ngành trung ương và địa phương, đại diện các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Với những chính sách ưu đãi cùng nỗ lực mời gọi đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và thuận lợi, tỉnh Phú Yên từng bước thu hút được các dự án từ doanh nghiệp nước ngoài. Các dự án này đã tác động tích cực, góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Sáng nay 20/03, Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức Hội nghị về “Tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt nam” do Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì. Hội nghị nhằm trao đổi, xin ý kiến của các Doanh nghiệp, Hiệp hội, Ngân hàng, Quỹ và chuyên gia, trên cơ sở đó Bộ xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư tại Việt nam và tham mưu, đề xuất chính sách áp dụng tại Việt nam. PV Xuân Lan thông tin:
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 3,1 tỉ USD trong 2 tháng đầu năm 2023.- Xu hướng mua bán sáp nhập M&A trong lĩnh vực BĐS tiếp tục tăng mạnh năm nay.- Thị trường chứng khoán phiên hôm qua giữ được sắc xanh.
Chủ trị Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 2/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn chứng số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay (28/2) về hoạt động xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm, với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 96,06 tỷ USD và cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu 2,82 tỷ USD. Từ thực tế hoạt động xuất nhập khẩu 2 tháng giảm so với cùng kỳ, người đứng đầu ngành Công Thương yêu cầu các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần phải nắm bắt được xu hướng chính sách của nước sở tại để đề xuất phản ứng chính sách kịp thời.
Theo quy định hiện nay, tàu cá từ 15 mét trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Có ý kiến cho rằng, biện pháp này chưa thật phù hợp vì có những tàu 15 mét trở lên chỉ hoạt động gần bờ do đặc thù nghề nghiệp, không thể vi phạm vùng biển nước ngoài. Tuy nhiên, việc lắp thiết bị giám sát tàu cá không đơn thuần chỉ để xử lý khi vi phạm vùng đánh bắt.
Nhìn lại một năm xung đột Nga - Ukraine : Chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm.- Lao động đi làm việc ở nước ngoài 2023 - những tín hiệu lạc quan.
Trong bối cảnh xung đột thương mại, khủng hoảng năng lượng, lạm phát đang tác động tới các doanh nghiệp, thị trường xuất khẩu, việc giữ vững ổn định hệ thống cung ứng và thị trường tiêu thụ trở thành nhu cầu cấp thiết của các tập đoàn phân phối cũng như của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đây là thông tin đáng chú ý tại Hội nghị Triển khai Quyết định 1415 ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2030” do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay.
Đang phát
Live