- Công khai giá thuốc, giá thiết bị y tế.- Đài TNVN thúc đẩy công tác người Việt Nam ở nước ngoài.- Nơi bảo tồn rùa biển lớn nhất ở Việt Nam.
- Thực hiện tốt mục tiêu “kép”, vừa phòng chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới.- Các địa phương đang chuẩn bị gì để thu hút đầu tư?- Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội về nội dung: “Chọn lọc dòng FDI chất lượng – Điều kiện cần và đủ”.
- Hơn 350.000 tỷ đồng bổ sung ngân sách cho các địa phương.- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trong tháng 10.- Ngân hàng Bản Việt hoàn thành 3 trụ cột Basel II trước hạn.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới.
Là một tổ hợp truyền thông đa phương tiện, với hệ thống cơ quan thường trú tại nước ngoài rộng khắp, Đài Tiếng nói Việt Nam từ lâu đã trở thành cầu nối đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thông tin trong nước tới người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài và những tâm tư, tình cảm của người Việt Nam ở nước ngoài tới Đảng, Chính phủ và người dân trong nước. Đây cũng là một trong những nội dung hiện thực hóa tinh thần các Nghị quyết và Chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Để hiểu hơn những hoạt động thông tin tuyên truyền cho người Việt Nam ở nước ngoài của Đài TNVN trong thời gian qua, PV Đài TNVN có cuộc trao đổi với ông Ngô Minh Hiển, Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN về nội dung này.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương lớn của Chính phủ, nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn. Thực tế, với nhiều người dân ở khu vực miền núi-đồng bào dân tộc thiểu số, sau đào tạo nghề diện này, bà con như được trao chiếc “cần câu” – được tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Muôn màu cuộc sống hôm nay, phóng viên Thu Trang-Mạnh Phương phản ánh thực tế điển hình tại tỉnh Thái Nguyên.
- 45 năm "Hành trình giữ biển" của Vùng 1,3,4,5 Hải quân - Quảng Ngãi hiện thực hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế biển đảo - Các địa phương quyết liệt xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao quyết định bổ nhiệm và tiếp các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.- Nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025.- Mưa lũ tại khu vực miền Trung đã ngớt, các địa phương tập trung khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất, cuộc sống của người dân. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ, nhiệm vụ số một là tập trung cứu trợ người dân.- Bão số 8 đang hướng vào khu vực miền Trung và tiếp tục tăng cấp.- Có thể bỏ được sổ hộ khẩu khi Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2021.- Thủ tướng Nhật Bản Suga Yóhihide cam kết hỗ trợ các quốc gia ASEAN trong việc tăng cường năng lực đảm bảo an ninh hàng hải, nhằm đối phó với các mối đe dọa trong khu vực.- Nhiều quốc gia châu Âu đẩy mạnh các biện pháp hạn chế xã hội, kể cả lệnh giới nghiêm và phong tỏa, nhằm đối phó với dịch Covid-19 đang có xu hướng bùng phát mạnh trở lại.
*Thiếu nhân lực chất lượng cao sẽ giảm sức hút đầu tư nước ngoài. *Lãnh đạo doanh nghiệp là mấu chốt cải thiện và nâng cao năng suất lao động. *Ngày kỹ năng lao động Việt Nam nhắc nhớ nhiệm vụ nâng tầm nhân lực Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid 19.
Dù chưa thể đưa lao động ra nước ngoài với tần suất như trước đây, nhưng việc một số thị trường truyền thống lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận lao động trở lại, đang là tín hiệu tích cực trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc cũng như người lao động có mong muốn ra nước ngoài làm việc.- Thị trường xuất khẩu lao động bắt đầu khởi động trở lại sau một thời gian dài gián đoạn vì đại dịch Covid-19 hứa hẹn sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động; đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề việc làm tại nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thị trường có thể bị chi phối bất kỳ lúc nào nếu dịch bệnh bùng phát. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài, thì nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu lao động sau đại dịch cũng được đặt ra bức thiết. Bàn về nội dung này với khách mời là bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin và truyền thông, Cục quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thông tin trong cuộc họp mới đây của Ban chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU), sau gần 3 năm bị Ủy ban Châu Âu (EC) phạt thẻ vàng, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đã hoàn thành được khối lượng công việc lớn theo 4 nhóm mà EC khuyến nghị. Tuy nhiên, dù đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam, song EC vẫn chưa đồng tình cao, vì 6 tháng vừa qua vẫn còn ngư dân vi phạm vùng đánh bắt hải sản, đồng nghĩa thẻ vàng chắc chắn chưa được gỡ bỏ trong thời gian tới. Vậy cần đẩy mạnh những biện pháp nào để ngăn chặn hiệu quả những hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp. BTV Đài TNVN và bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục thủy sản cùng bàn về vấn đề này.
Đang phát
Live