Nhân kỷ niện 77 năm Ngày Hợp tác xã Việt Nam (11/04), sáng nay, Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức tọa đàm “Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới”. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tới dự và phát biểu tại tọa đàm.
- Xuất khẩu nông sản chính ngạch: Tận dụng cơ hội thị trường Trung Quốc - Bản quyền giống thanh long và chuyện nguồn gốc nông sản - Giá lợn hơi giảm sâu, người chăn nuôi gặp khó
Tăng cường chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng 2023.-Chuyển đổi số trong kết nối chuỗi cung ứng nông sản – những câu chuyện thực tiễn.- Kinh tế quốc tế: Đà phục hồi của kinh tế châu Á đang chậm lại – Đâu là điểm sáng?
Bắt đầu từ hôm nay (4/4), Hội nghị Ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại thủ đô Bruxelles của Bỉ trong hai ngày. Dự kiến, nhiều vấn đề nóng sẽ phủ bóng các cuộc thảo luận của các nhà ngoại giao hàng đầu của khối, như vấn đề Ucraine, cách thức ứng phó với Nga hay chính sách kiềm chế Trung Quốc... Một trong những nội dung quan trọng không kém là vấn đề mở rộng khối với việc Thổ Nhĩ Kỳ vừa “bật đèn xanh” cho Phần Lan gia nhập NATO. Cùng đó là nhu cầu tăng cường thống nhất, đoàn kết nội bộ NATO trong bối cảnh lá đơn xin gia nhập của Thụy Điển vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của 2 thành viên cuối cùng là Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau chuyện bản quyền giống thanh long ruột đỏ LD1. Nhìn lại trước đây cũng từng xảy ra việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee) bị một doanh nghiệp tại Trung Quốc đăng ký bảo hộ và Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã phải khiếu kiện đòi lại thương hiệu rất tốn kém, mất thời gian. Hay chuyện nước mắm sản xuất tại Thái Lan đã “mượn tên” Phú Quốc để xuất khẩu ra nước ngoài, cũng dẫn đến kiện cáo… Từ những vụ việc này cho thấy, doanh nghiệp, cá nhân trong nước cần chủ động về bản quyền, bảo hộ, nhãn hiệu, các yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
Muốn xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường các quốc gia khác phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của từng thị trường. Ngày càng có thêm các thị trường nhập khẩu nông sản Việt đưa ra các yêu cầu về mã số vùng trồng, bản quyền giống cây trồng. Gần đây nhất là Nhật Bản yêu cầu đối với thanh long ruột đỏ Long Định- LD1. Do đó, tuân thủ và thực hiện bản quyền giống cây trồng, mã vùng trồng là một yếu tố quan trọng trong thương mại nông sản toàn cầu. Làm được như vậy mới tạo dựng được cơ sở vững chắc về lòng tin, uy tín, chất lượng, mở rộng cơ hội và tăng giá trị xuất khẩu nông sản.
Hiện Đồng Nai đang vào mùa thu hoạch điều và tiêu nhưng năm nay, nông dân gặp khó khăn vì giá thu mua thấp hơn năm ngoái, năng suất của cây trồng cũng kém hơn. Một số địa phương như TP Long Khánh, huyện Xuân Lộc, huyện Cẩm Mỹ… có diện tích cây trồng lớn, người dân đang lo lắng bởi chưa tìm được hướng giải quyết. Hiện Đồng Nai đang vào mùa thu hoạch điều và tiêu nhưng năm nay, nông dân gặp khó khăn vì giá thu mua thấp hơn năm ngoái, năng suất của cây trồng cũng kém hơn. Một số địa phương như TP Long Khánh, huyện Xuân Lộc, huyện Cẩm Mỹ… có diện tích cây trồng lớn, người dân đang lo lắng bởi chưa tìm được hướng giải quyết.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Indonesia là nước đông dân thứ tư và là một trong những nhà sản xuất chính các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp của Indonesia đang đối diện nhiều khó khăn, bất cập - đặc biệt là các nông hộ nhỏ. Trước thực tế này, mới đây, Indonesia lần đầu tiên công bố một chiến lược quốc gia có tên gọi: “Chiến lược quốc gia về nông nghiệp điện tử”. Ý tưởng nhằm tối ưu hóa việc khai thác thông tin dữ liệu để thúc đẩy hiện đại hóa ngành nông nghiệp cũng như mang lại lợi ích thiết thực cho các hộ sản xuất nông nghiệp. Góc nhìn của PV Phạm Hà - Thường trú Đài TNVN tại Indonesia.
Hà Nội đề xuất chỗ ở 15m2 trở lên mới được đăng ký thường trú: liệu có phân biệt đối xử?- Mỹ ứng dụng AI trong thể thao, rèn luyện kỹ năng và cải thiện thành tích cho các vận động viên chuyên nghiệp- Lão nông ở Bình Phước hiến đất trị giá 20 tỷ đồng làm đường
Tại Khánh Hòa, ngoài những mô hình du lịch có thế mạnh như biển đảo, giờ đây địa phương này đang hướng đến sản phẩm du lịch mới, đó là sự kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp, với mong muốn tạo điều kiện giải quyết sinh kế cho người dân nông thôn, miền núi, ven biển.
Đang phát
Live