
Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách, văn bản hướng dẫn, bộ máy quản lý, điều hành các cấp và chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc; kết quả giải ngân vốn chưa cao; việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.
Thời gian qua, các địa phương ở tỉnh Bình Định tập trung xây dựng nông thôn mới. Nhiều nơi ở tỉnh này đã có các mô hình mới về trồng cây ăn quả, sản xuất các sản phẩm OCOP hoặc hình thành các chuỗi sản phẩm giúp người dân có thu nhập ổn định và nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn.
Có dịp về lại vùng nông thôn xã Châu Điền, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, sẽ được chứng kiến diện mạo nơi đây ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp với hệ thống hạ tầng điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng đồng bộ. Các tuyến đường liên xã, liên ấp, ngõ xóm và đường trục chính nội đồng được nhựa hóa, thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa dễ dàng. Thành tựu đó là do sự chung sức đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hơn 50% số xã ở Đăk Lăk đã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Có được kết quả này, cùng với các nguồn lực của nhà nước, người dân Đắk Lắk đã tự nguyện đóng góp hàng trăm tỷ đồng, hiến hàng chục nghìn mét vuông đất và nhiều ngày công.
Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đang tập trung phát triển hạ tầng nông thôn. Đây là hướng đột phá trong xây dựng nông thôn mới ở vùng đất võ này.
Bay đêm đến TP.Hồ Chí Minh được lưu trú miễn phí - Liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả để kích cầu du lịch?- Diện mạo nông thôn mới ở vùng núi Bình Định nhờ sự chung tay, đồng lòng của người dân và chính quyền địa phương.- Các cửa hàng trăm năm tuổi quảng bá văn hóa Paris tới người hâm mộ Olympic 2024 tại Pháp.
Niều làng quê tại Trung Quốc đang tổ chức các sự kiện thể thao của riêng mình, thu hút các vận động viên nghiệp dư thuộc nhiều lứa tuổi và ngành nghề khác nhau. Mỗi cuộc thi đền nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân khi mang đến nhiều giá trị không chỉ về tinh thần, mà cả các lợi ích kinh tế.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các huyện miền núi ở tỉnh Bình Định đã từng bước đầu tư xây dựng hạ tầng, tạo nên diện mạo mới ở vùng miền núi. Chung sức với chính quyền địa phương, người dân miền núi Bình Định tự nguyện hiến đất làm đường, trồng hoa, cây xanh và dọn dẹp đường sá để có một không gian xanh - sạch - đẹp vùng nông thôn.
Những năm qua, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên không ngừng nỗ lực, đoàn kết xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự. Ghi dấu thành quả đó, mới đây Đại Từ đã được công bố huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Qua đó đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm Ocop và hình ảnh du lịch của địa phương.
VOV - Luật đất đai 2024 đi vào cuộc sống, giải quyết những tồn đọng về đất đai - Phỏng vấn: PGS.TS Trần Trọng Phương, Trưởng khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam về thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực Quản lý đất đai - Đề án 1 triệu ha lúa khắc phục tình trạng canh tác manh mún, nhỏ lẻ - Niềm vui trên làng quê nông thôn mới kiểu mẫu Bắc Giang.
Đang phát
Live