Báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV sáng qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Tận dụng lợi thế sớm kiểm soát được dịch bệnh, thời điểm này, chúng ta cần vươn lên nhanh để phục hồi và phát triển kinh tế đất nước trong trạng thái “bình thường mới”. Trong khi dịch bệnh trên thế giới còn diễn biến phức tạp, nhiều thị trường đóng cửa, không ít ngành nghề kinh tế vật lộn tìm cơ hội để khôi phục thì nông nghiệp được coi là điểm sáng để có thể phục hồi nhanh chóng, tận dụng lợi thế của một nước nông nghiệp. Và mỗi khiđất nước gặp khó khăn, nông nghiệp lại thể hiện vai trò là trụ đỡ, là phao cứu sinh của nền kinh tế. Bình luận của BTV Hương Lan, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Đoàn Hùng.
- Phòng chống thiên tai chủ động, hiệu quả bắt đầu từ cơ sở.- Nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó thiên tai ngay từ cấp cơ sở, tiến tới xây dựng thôn xã an toàn trước thiên tai.- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm.- Những giống lúa thuần chuyển gen cho năng suất vượt trội.
- Tình cảm của Bác với nông dân và những tư tưởng của người trong sản xuất nông nghiệp.- Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.- Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum.
Thời gian qua, nhiều sản phẩm khoa học, công nghệ đã được chuyển giao vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động khoa học cũng như ứng dụng công nghệ trong ngành Nông nghiệp vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu đặt ra từ thực tế phát triển, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gia tăng sức ép và sản phẩm nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường toàn cầu hóa. Bàn về vấn đề này, khách mời là Tiến sỹ Nguyễn Tất Thắng, trưởng ban Công tác chính trị và Công tác sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn sau ảnh hưởng của Covid-19.- Cà Mau: Thị trường xuất khẩu tôm đã có những chuyển biến tích cực.- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ – Hướng tới một nền nông nghiệp xanh.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ. Để hoàn thành mục tiêu khi các thị trường trên thế giới mở cửa trở lại, cơ hội nào cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, tạo đòn bẩy vững chắc, biến rủi thành may, hoàn thành mục tiêu đề ra từ nay đến cuối năm, đòi hỏi sự quyết liệt của các bộ ngành, người dân, cũng như doanh nghiệp. Bàn về chủ đề "Làm gì để xuất khẩu nông sản tiếp tục đà tăng trưởng", khác mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản ( Bộ NN&PTNT) và ông Trương Văn Năm – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
KHÔNG CÓ VĂN BẢN
- Xuất khẩu nông sản từ nay đến cuối năm - Biến “nguy” thành “cơ”.- Vùng xoài Yên Châu, Sơn La xuất khẩu 30 tấn đầu tiên sang Trung Quốc.- Không chủ quan với sâu bệnh cuối vụ lúa Đông Xuân ở miền Bắc.- Đến với vùng đất Tiền Giang, nơi những người nông dân phát triển nông nghiệp trên cánh đồng lớn.
- Bài phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương khóa 12 nhận được sự quan tâm đặc biệt của đội ngũ đảng viên và nhân dân cả nước.- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, việc Trung Quốc tạm ngừng đánh cá đối với những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông là không có giá trị.- Cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ nổ tại số nhà 32 Cửa Nam, Hà Nội khiến 3 người bị thương.- Liên minh châu Âu và Anh bước vào vòng đàm phán thương mại thứ ba hậu Brexit.- Một số nước triển khai mô hình “bong bóng du lịch”. Trong ngắn hạn, đây có thể là mô hình để kích thích tăng trưởng du lịch trong khu vực.
Hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm nay được đánh giá có mức độ gay gắt và khốc liệt, thậm chí là vượt mốc lịch sử năm 2016, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp- một trong những thế mạnh của vùng. Báo cáo của ngành nông nghiệp cho thấy, xâm nhập mặn ở ĐBSCL ước tính làm thiệt hại khoảng gần 39.000 ha diện tích sản xuất lúa, cùng nhiều diện tích cây trồng khác... Trước tình hình này, các chuyên gia nhấn mạnh, sản xuất nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL phải tính đến bài toán thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong khâu nghiên cứu, chọn tạo giống, cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm ra những giải pháp công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật...
Đang phát
Live