Những năm gần đây, biểu tượng về sự sang trọng của Pháp, những loại rượu vang hảo hạng xứ Bordeaux, đã trở thành mục tiêu ưa thích của các băng nhóm trộm cắp, buộc chính quyền và các nhà sản xuất rượu phải tăng cường biện pháp an ninh.
Ngay sau khi bế mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững” (ngày 05/12), hôm qua (06/12) Diễn đàn lớn nhất về cách mạng công nghiệp lần thứ tư được tổ chức với chủ đề “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số”. Tham dự và chỉ đạo tại các diễn đàn này, người đứng đầu Quốc hội và Chính phủ đều nhấn mạnh những tác động của đại dịch covid-19 là chưa có tiền lệ, vì thế “Trong bối cảnh đặc biệt, cần có các giải pháp đột phá”; “Bối cảnh đặc biệt, cần tầm nhìn, hành động, giải pháp đặc biệt”. Vậy, đâu là những giải pháp đột phá, giải pháp đặt biệt để đưa nền kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển bền vững trước các tác động của đại dịch covid-19 chưa có tiền lệ? Bình luận của nhà báo Nguyên Long.
- Chính phủ kiên trì thực hiện mục tiêu kép: Vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.- Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Cần giải pháp tài chính – ngân sách tổng thể để thúc đẩy hồi phục và phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2030.- Dệt may hướng đến mục tiêu xuất khẩu 43 tỷ USD trong năm 2022.- Cổ phiếu cảng Cam Ranh chính thức lên sàn HNX từ ngày 19/11.
Trước tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 12) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng: ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Đến Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa 13) vừa diễn ra, “căn bệnh tiêu cực” đã được Trung ương thảo luận kỹ để nhận diện, phê phán và đấu tranh với các giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái. Với tinh thần đó, công cuộc “chống suy thoái, tiêu cực” chắc chắn sẽ còn được thực hiện mạnh mẽ hơn, quyết liệt trong nhiệm kỳ 13 này. Như thông điệp mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rất nhiều lần khi nói về chỉnh đốn Đảng, đây là "công việc khó, phức tạp. Khó -nhưng không thể không làm vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ, Dư luận đã nhiều lần đặt câu hỏi: Đâu là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái? Làm sao để ngăn chặn được từ sớm, từ xa những cán bộ đảng viên suy thoái, tự diễn biến - tự chuyển hóa? Ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng (Ban Tổ chức Trung ương) cùng bàn luận câu chuyện này.
Vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội là mục tiêu kép mà Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện trong những tháng cuối năm. Điều này đã được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra ngày hôm qua (6/9). Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, xây dựng kế hoạch, kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới.
- Doanh nghiệp chủ động vượt khó, đồng lòng thực hiện “Mục tiêu kép” - Phỏng vấn Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu, Đại biểu Quốc hội Khóa 15 về giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
Tình hình dịch bệnh Covid 19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, cả nước đang chung sức thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch. Tuy nhiên, vẫn có không ít người vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh trong đó có hành vi tung tin giả về dịch bệnh làm ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội. Để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 78 phiên họp Chính phủ ngày 20/07/2021 về phòng chống dịch Covid 19, kịp thời chấn chỉnh tình trạng tung tin giả, sai sự thật về dịch bệnh, ngày 23 tháng 7 năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành văn bản thực hiện Nghị quyết số 78 của Chính phủ và tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về Covid-19 trên mạng.
Kỳ họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ quốc hội khóa XV (2021-2026) diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến hết sức phức tạp. Với thời gian làm việc ngắn gọn, nhiều nội dung rất quan trọng đã được bàn tại kỳ họp này. Từ việc trước mắt, nhiệm vụ số 1- là phòng chống, đẩy lui dịch Covid 19, tới bàn giải pháp thực hiện mục tiêu dài hạn, của cả nhiệm kỳ 5 năm, theo Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Người dân, xã hội hết sức quan tâm, kỳ vọng vào Chính phủ, thực hiện thành công những nhiệm vụ trọng tâm này.
Phiên họp toàn thể đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã tập trung thảo luận, thống nhất những vấn đề then chốt của đất nước, trong vòng 5 năm tới. Đáng chú ý, để đạt được mục tiêu đề ra, trong các nhóm giải pháp, nhiệm vụ được xác định, có những nhóm nhiệm vụ Chính phủ yêu cầu thực thi ngay từ những tháng còn lại năm nay. Chính phủ xác định, bên cạnh sức người, vật lực, tài chính…cần sự chung sức, đồng lòng trong tất cả các hoạt động. Yếu tố không thể thiếu trong nỗ lực chung này, là công nghệ. Công nghệ hiện đại với những giải pháp thời 4.0 đã và đang hỗ trợ thiết thực cho nhiều hoạt động kinh tế, xã hội; cần được tiếp tục phát huy-sử dụng như thế nào để hiệu quả tích cực-nhanh hơn, góp phần thực hiện mục tiêu Chính phủ, toàn dân kỳ vọng? Ông Nguyễn Hoa Cương – Nguyên Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và ông Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch Tập đoàn NextTech cùng bàn luận nội dung chủ đề: Ứng dụng 4.0 trong các hoạt động kinh tế và phòng chống dịch - góp phần thực hiện “mục tiêu kép”
Đang phát
Live