Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) sáng nay (24/11) đã bế mạc sau 13 ngày họp. Các đại biểu của gần 200 quốc gia tham dự hội nghị đã thông qua được 2 vấn đề quan trọng của mọi hội nghị COP là tài chính khí hậu và giảm phát thải.
Chiều nay, theo chương trình kỳ họp, các đại biểu thảo luận ở Tổ về 2 Dự án Luật gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) và Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Đến cuối tháng 10 vừa qua, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Nam khoảng 2.382 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí của Chương trình này, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng 313 danh mục công trình các loại; chuyển đổi nghề cho lao động; hỗ trợ đất ở, xóa nhà tạm cho cả ngàn hộ. Trong quá trình thực hiện, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ vướng mắc, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương thực hiện chương trình.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định vàphát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai phần của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn văn bản pháp lý quan trọng này, để tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực cho đầu tư vào ngành điện, để phát triển thị trường điện cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chương trình hôm nay sẽ phát sóng phần 3 của loạt bài với nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” .
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Bài 3 - cũng là bài cuối của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia”. Bài viết sẽ điểm ra một số lát cắt nhỏ trong các vấn đề lớn đang còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa để thấy vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện trong việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, nhằm hiện thực hoá “mục tiêu kép”: chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực biến động nhanh và khó lường, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng GDP rất ấn tượng (6,82%) trong 9 tháng của năm 2024. Nếu có những chính sách phù hợp và sự điều hành linh hoạt, Việt Nam đang có triển vọng rất lớn đạt được mức tăng trưởng cao trong cả năm nay và năm 2025. Đây là nhận định của các chuyên gia, nhà khoa học tại Tọa đàm đối thoại chính sách chủ đề “Phục hồi tăng trưởng – Triển vọng và thách thức”, do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách phối hợp với kênh Truyền hình Quốc hội tổ chức tại Hà Nội sáng nay.
Việt Nam và Pháp ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm- Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hôm nay lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Viêng chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào- Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, việc giữ mục tiêu tăng trưởng 7% cho năm nay là có cơ sở- Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp nhân một năm ngày bùng phát xung đột tại Gaza khiến gần 42 nghìn người thiệt mạng- Một thẩm phán Mỹ vừa ra phán quyết buộc Google phải cải tổ toàn diện hoạt động kinh doanh ứng dụng di động
Chiều nay (30/9), UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ khai trương, phát động cài đặt, sử dụng 2 ứng dụng di động phục vụ cán bộ, công chức, viên chức và người dân, hướng đến hoàn thành mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử vào cuối năm 2025. Đó là ứng dụng di động dành cho cán bộ, công chức, viên chức gọi tắt là G-Quảng Ngãi và ứng dụng phục vụ người dân, tổ chức là C-Quảng Ngãi.
Ngành GTVT thi đua đạt mục tiêu 3.000 km cao tốc vào năm 2025 - Bứt tốc thi công cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột- Tuyến đường hơn 1.200 tỷ đồng nối TP Lạng Sơn tới Khu du lịch Mẫu Sơn sắp về đích
Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách, văn bản hướng dẫn, bộ máy quản lý, điều hành các cấp và chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc; kết quả giải ngân vốn chưa cao; việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.
Đang phát
Live