- Huy động thành công 6.400 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành.- Ủy ban chứng khoán Nhà nước đề nghị các thành viên thị trường khẩn trương góp ý dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán mới.- Hoạt động giao dịch đáng chú ý của doanh nghiệp niêm yết.
- Hơn 10.000 nghìn tỷ đồng là tổng kinh phí cho Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019 đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo tại các địa phương trên cả nước.- Lào Cai: những sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới.
- Một số biện pháp chăm sóc đàn gia súc gia cầm tránh khỏi dịch bệnh.- Nhìn lại 6 tháng ngành nông nghiệp.- ĐBSCL ứng phó với sạt lở đất và xâm nhập mặn.- Những kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới thành công tại tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Bình.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn truyền thông làm tốt hơn công tác cổ vũ, động viên người dân và doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kép, góp phần đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch Covid-19.- Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1.- Trần Ngọc Phúc (tức Phúc XO) bị đề nghị mức án 10 - 12 năm tù về tội “chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy”.- Mỹ và Nga đạt được thỏa thuận về thời gian và địa điểm tổ chức đàm phán về Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới.- Sau hơn 30 năm, Thụy Điển khép lại vụ án ám sát cựu Thủ tướng Olof Palme.
Sau 10 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã đạt và vượt các mục tiêu đề ra trước gần 2 năm, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, thời gian qua, đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tới tiến trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trên cả nước. Trong lúc khó khăn, đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo từ chính các địa phương, giúp bền vững và nâng cao thành quả nông thôn mới. Và những giải pháp nào sẽ giúp xây dựng nông thôn mới bền vững trước những ảnh hưởng do đại dịch Covid -19 gây ra ? Đây là nội dung bàn luận và phân tích với khách mời là ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Sơn Lôi là địa phương đầu tiên trong cả nước phải khoanh vùng cách ly vì có nhiều người nhiễm bệnh Covid - 19.
- Vững bước dưới cờ Đảng quang vinh, Vùng 5 Hải quân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tây Nam của Tổ quốc.- Bảo vệ môi trường biển từ những hành động nhỏ.- Những khuyến cáo ngư dân Việt Nam cần làm gì khi bị lực lượng chức năng nước ngoài kiểm soát.
- Nhiều mô hình hiệu quả giúp người nghèo vượt khó hậu Covid-19.- Những cách làm hiệu quả trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Bắc Giang thúc đẩy tiêu thụ vải thiều trước áp lực dịch bệnh Covid-19.- Quảng Bình nghiêm cấm đốt thực bì trong thời tiết nắng nóng nhằm phòng chống cháy rừng.- Đến với xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà, Hải Dương để chứng kiến những đổi thay của địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
- Bài toán nào xử lý rác thải sinh hoạt?- Nga cấp phép và phân phối thuốc điều trị Covid-19.- Làm gì để tỏi Lý Sơn không bị đánh tráo ở “vương quốc” tỏi?- Vụ việc Tổng cục Du lịch xin 400 vé máy bay miễn phí: Hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp.- Crowfunding – Hình thức “gọi vốn cộng đồng” phát triển văn hóa nghệ thuật mới.
có lẽ, chưa bao giờ kinh tế-xã hội của nước ta lại trải qua những tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố khách quan không thể lường trước như đại dịch Covid 19. Từ yêu cầu bắt buộc thực hiện giãn cách xã hội đến nới lỏng hình thái này, và rồi bước vào giai đoạn “bình thường mới”. Tất cả đều có sự thay đổi, với những khó khăn, thách thức cùng với những cơ hội, thuận lợi đan xen. Đáng chú ý, nếu như trước kia, những thông tin về chuyển đổi số, kinh tế số, Chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến… chưa được nhiều người quan tâm, coi trọng, thậm chí còn cho là viễn cảnh xa vời, thì nay nhiều hình thức sơ khai của công cuộc số hóa đã xuất hiện trong từng ngôi nhà, trở thành công việc thường ngày của mỗi cá nhân, theo một cách thức tự nhiên nhất. Nhiều phương thức ứng dụng mới đã và đang hình thành từ những đòi hỏi cũ. Đây là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, tiến tới nền kinh tế số. Vậy nhưng cần làm gì trong tiến trình này để giúp phục hồi nhanh và bền vững nền kinh tế?
Đang phát
Live