- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ đô Hà Nội.- Nhân dân cả nước nói chung, công nhân vùng Đông Nam bộ nói riêng dõi theo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 với niềm tin tưởng rằng sự kiện trọng đại của đất nước sẽ thành công tốt đẹp, đưa đất nước vươn lên tầm cao mới.- Đóng điện lưới quốc gia cho làng cuối cùng của xã vùng sâu đặc biệt khó khăn Đăk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.- Giá xăng dầu điều chỉnh tăng từ 340 đến 395 đồng 1 lít.- Hội nghị thượng đỉnh về thích ứng với biến đổi khí hậu thảo luận về cách tăng cường hợp tác toàn cầu nhằm chủ động đối phó và thích ứng với tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu.- Nga và Mỹ bắt đầu đàm phán về việc gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới.
Theo thống kê mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năm 2020 vừa qua, có 17 luật, 158 nghị định, 39 quyết định cùng 310 thông tư được các cấp có thẩm quyền ban hành. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành giảm so với trung bình các năm trước đó. Với các doanh nghiệp, điều này là tín hiệu rất khả quan về cải thiện, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp.
Hãy cùng các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân nhận diện kinh tế chia sẻ trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt sau tác động của đại dịch Covid 19. Và hơn thế, hãy nhận diện những bất cập-nảy sinh đang kìm hãm tiềm năng-lợi ích thực có của mô hình kinh tế này, để có những giải pháp thích nghi-ứng phó và kiểm soát phù hợp.
Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XIII nhấn mạnh: Tạo bước chuyển biến căn bản nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo… đã thể hiện khát vọng đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới. Để làm được điều này chúng ta phải có những thay đổi trong các nghĩ, cách làm, đổi mới về tổ chức và cán bộ. Phóng viên thường trú tại TPHCM có bài viết về vấn đề này:
Trong nhiệm kỳ Khóa XIV, các nội dung giám sát của Quốc hội đã tập trung vào nhiều vấn đề bức xúc của cuộc sống, bao quát hầu hết lĩnh vực từ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đến văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, hoạt động của các cơ quan tư pháp. Thông qua giám sát, Quốc hội đã kịp thời phát hiện, có các kiến nghị nhằm điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật; phát huy tính tích cực, giảm thiểu những hệ lụy nảy sinh từ chính sách; chấn chỉnh kịp thời các sai sót, khuyết điểm, thúc đẩy các cơ quan hữu quan thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn.
Giảm ban hành văn bản cấp thông tư cho thấy chất lượng thể chế kinh doanh tốt hơn. Đây là một trong những nhận định tích cực đáng chú ý tại Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2020, được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố mới đây. Nhưng bên cạnh đó, Báo cáo cũng ghi nhận vẫn còn những tồn tại, vướng mắc “cố hữu” về thể chế kinh doanh chưa được sửa đổi, như việc gia tăng biện pháp quản lý quá mức cần thiết, hoặc có những can thiệp không cần thiết vào thị trường. Thực tế này cho thấy, thúc đẩy cải cách thể chế kinh doanh cần cách tiếp cận mới trong bối cảnh mới, chú trọng vào hiệu quả thực thi chính sách. Chúng tôi bàn luận về nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Phan Đức Hiếu, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
Còn một kỳ họp nữa là nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV kết thúc. Đây là 1 nhiệm kỳ được đánh giá sôi nổi, linh hoạt, không ngừng cải tiến và đổi mới nhằm phát huy tối đa dân chủ. Bên cạnh đó, nhiệm kỳ cũng cho thấy sự nghiêm túc, tiếp thu các ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội gửi đến Chính phủ, các thành viên Chính phủ.
Đổi mới sáng tạo và đột phá về công nghệ có vai trò rất quan trọng trong tất cả các ngành. Dịch Covid-19 vừa qua đã cho thấy tầm quan trọng của việc tăng cường hơn nữa đầu tư cho nghiên cứu phát triển cũng như tài trợ cho đổi mới sáng tạo trong quá trình chuyển đổi sang cách làm mới, cách sống mới. Việt nam đang quyết tâm thực hiện chủ trương đổi mới, cải cách và phát triển, chủ động và tích cực cơ cấu lại nền kinh tế, hướng tới năng suất chất lượng đổi mới, sáng tạo như một đòn bẩy, là chìa khóa để tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, theo các chuyên gia các chủ thể như doanh nghiệp, Viện, Trường Đại học và các quỹ đầu tư phải là những mối liên kết chặt chẽ trong tiến trình của đổi mới sáng tạo, biến những ý tưởng thành mô hình kinh doanh hiệu quả. PV Xuân Lan phản ánh:
- Tỉnh Hà Nam đón Bằng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 83 trên tổng số 83 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.- Gia tăng các ca đột quỵ trong đợt rét đậm rét hại, trong đó có những bệnh nhân tuổi đời còn rất trẻ.- Học sinh các tỉnh Tây Bắc đi học trở lại sau đợt rét đậm, rét hại.- Giá cước tàu biển và giá thuê container rỗng tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương về giải pháp khắc phục.- Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11 Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Sự kiện được kỳ vọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển đất nước nào Lào trong giai đoạn tới.- Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết kêu gọi Phó Tổng thống Mike Pence miễn nhiệm Tổng thống Donald Trump.
Sáng nay, 9/1/2021, tại Hà Nội đã khai mạc Triển lãm quốc tế về đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 đầu tiên và Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia cũng được khởi công. Những sự kiện này thể hiện khát vọng và mục tiêu Việt Nam “đuổi kịp, tiến cùng và vượt lên” trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tham dự các sự kiện này có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cùng nhiều bộ trưởng các bộ. PV Xuân Lan đưa tin:
Đang phát
Live