Đón công nhân từ vùng dịch trở về: Các địa phương cần làm gì để đảm bảo an toàn?- Cuốn sách “Ký ức chiến tranh của người lính Thủ đô”.- Cách trồng các loại giống cây sen mới.
1 triệu liều vaccine COVID19 Astra Zeneca – quà tặng của Chính phủ, người dân Nhật Bản về đến Việt Nam hôm nay 16/6.- Việt Nam có nhà bảo tồn đầu tiên được vinh danh tại Giải thưởng môi trường lớn nhất thế giới.- Đội tuyển bóng đá quốc gia làm nên lịch sử, khi trở thành đại diện duy nhất của bóng đá Đông Nam Á góp mặt ở vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á.- Chính phủ Mỹ công bố chiến lược chống chủ nghĩa cực đoan trong nước.- Các nhà nghiên cứu Australia đang chế tạo trái tim nhân tạo hoạt động hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới.- Vòng chung kết Euro 2020 tiếp tục sôi động với 2 trận đấu Bồ Đào Nha gặp Hungary và trận so găng đầy duyên nợ giữa đội tuyển Đức và Pháp.
Hiện nay cả nước có khoảng hơn 35.000 hécta tập trung chuyên canh hoa cây cảnh, phân bổ đều ở cả hai miền Nam, Bắc. Nhiều mô hình sản xuất hoa, cây cảnh đạt từ vài trăm triệu đồng đến vài tỉ đồng một hecta một năm. Mới đây, Viện Viện Nghiên cứu rau quả - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công nhiều giống hoa sen có ưu điểm vượt trội và đang được trồng tại một số tỉnh thành. Việc cho ra đời nhiều giống sen mới này có giá trị như thế nào trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vùng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang sản xuất nông nghiệp đa dạng hàng hóa? Khách mời: PGS-TS Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Ngày 12/6, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành NGHỊ QUYẾT 02 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Với mục tiêu tổng quát là xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước; làm tốt vai trò cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân, người lao động; xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động cả nước; góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đài TNVN lược trích những nội dung quan trọng của Nghị quyết:
Từ năm học 2021 - 2022, Chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng thay SGK với lớp 2 và lớp 6. Bộ GD-ĐT đã phê duyệt danh mục gồm 32 sách giáo khoa (SGK) cho đầy đủ 8 môn học lớp 2 và hoạt động giáo dục bắt buộc, cùng SGK môn tự chọn Tiếng Anh; 40 SGK cho 12 môn học lớp 6 và hoạt động giáo dục bắt buộc. Nhằm giúp các địa phương chọn được bộ SGK chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng miền, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các NXB công khai giá SGK mới. Đến nay, các NXB đã công bố giá 3 bộ SGK lớp 2 và lớp 6 được dùng trong nhà trường từ năm học 2021 - 2022. Theo mức giá được công bố thì SGK mới tăng gấp 3 - 4 lần so với giá SGK hiện hành. Giá SGK “phi mã” đã bắt đầu từ năm ngoái với SGK lớp 1, giờ đây tiếp tục lặp lại với SGK lớp 2 và lớp 6. Vì sao SGK mới có giá cao hơn SGK hiện nay? Cần kiểm soát giá SGK mới bằng cơ chế nào? Để tránh hiện tượng “đội giá” nên chăng nhà nước cần đóng vai trò định giá SGK? BTV Đài TNVN trao đổi cùng chuyên gia giáo dục Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam về vấn đề này.
Thời gian gần đây, có những cuộc livestrem của những cá nhân trên mạng xã hội bỗng chốc trở thành hiện tượng, lập kỷ lục với hàng trăm nghìn lượt theo dõi và chia sẻ trên facebook. Đáng nói là, trong những livestream này, sử dụng ngôn từ mang tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác. Và dù bị nhận xét là phản cảm và có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những livestream này vẫn có đất sống bởi được hàng triệu người sử dụng mạng xã hội ủng hộ, ca tụng, thậm chí có cả những bài báo tung hô và đua theo hiện tượng này để câu View. Họ vô tình “hà hơi, tiếp sức” cho không ít nội dung thiếu lành mạnh trên mạng xã hội. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để loại trừ đến mức tối đa những hành động lợi dụng tính năng livestream phục vụ cho mục đích cá nhân, không chính đáng? Làm sao để chấn chỉnh tình trạng xúc phạm, bôi nhọ người khác trên môi trường mạng, qua đó làm sạch “rác” trên mạng xã hội?
Báo cáo đánh giá dịch vụ hệ sinh thái toàn cầu 2019 cho thấy, 75% hệ sinh thái trên bề mặt trái đất đã có sự thay đổi, 85% diện tích khu vực đất ngập nước bị mất đi. Suy thoái đất làm giảm 23% năng suất các hệ sinh thái cạn, khoảng từ hơn 200 đến hơn 500 tỉ đô la Mỹ từ sản lượng cây trồng toàn cầu hàng năm đối mặt với rủi ro cao do mất nguồn hỗ trợ cho thụ phấn. Trong khi đó, sự suy thoái của hệ sinh thái đất và biển làm giảm phúc lợi của 3,2 tỉ người và làm mất khoảng 10% tổng sản phẩm toàn cầu hàng năm do mất các loài và dịch vụ hệ sinh thái. Theo tính toán, việc khôi phục 350 triệu ha đất bị thoái hóa từ nay đến năm 2030 có thể tạo ra 9 nghìn tỉ đô la Mỹ giá trị dịch vụ hệ sinh thái và hấp thu thêm 13-26 tỉ tấn khí thải nhà kính từ khí quyển. Chính vì vai trò quan trọng của hệ sinh thái nên Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã chọn chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm nay (05/06) là: Phục hồi hệ sinh thái. Vậy Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức như thế nào? Và Việt Nam cần phải làm gì để phục hồi hệ sinh thái. Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nay.
Mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và ô nhiễm gia tăng, 3 mối đe dọa nghiêm trọng nhất về môi trường mà thế giới đang phải đối mặt. Với việc phát động “Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái”, Ngày môi trường thế giới năm nay là cơ hội để Liên hợp quốc huy động "nỗ lực chưa từng có giúp chữa lành Trái Đất ".
Mở rộng danh sách trừng phạt, Mỹ hôm qua (3/6) đã đưa thêm 28 công ty Trung Quốc vào “danh sách đen”. Động thái của Mỹ dự báo sẽ đẩy quan hệ Mỹ - Trung vào vòng xoáy đối đầu mới.
Chính quyền Liên bang Nga đang thảo luận Dự thảo Chiến lược an ninh quốc gia mới. Chiến lược này được sửa đổi 6 năm một lần, cập nhật những nội dung mới so với bản Chiến lược an ninh được ký năm 2015. Thư ký HĐ an ninh Liên bang Nga khẳng định, chiến lược an ninh quốc gia của nước này được đổi mới do bản chất của các mối đe dọa an ninh đã thay đổi đáng kể. Mặc dù chưa công bố hoàn chỉnh nhưng một số nội dung trong phiên bản chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga được giới học giả quốc tế chú ý, trong đó, có việc Nga có thể sử dụng các biện pháp mạnh mẽ để đáp trả các hành động không thân thiện của nước ngoài.
Đang phát
Live