Sau hơn 5 tháng xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), với tốc độ lây lan nhanh chóng, dịch Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu, với hàng triệu người mắc, hàng trăm nghìn người tử vong. Không chỉ gây ra những hệ lụy khôn lường, dịch Covid-19 còn ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) giảm phát mạnh, thậm chí rơi vào ngưỡng của tình trạng suy thoái, dự báo tăng trưởng ở mức “âm” do tác động của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ đói nghèo gia tăng nhanh ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, do nhận thức sớm về dịch Covid-19 nên Đảng, Chính phủ đã rất chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong đó, đặc biệt phải kể đến đợt cao điểm gần 100 ngày “tổng lực” của toàn xã hội đã giúp chúng ta cơ bản khống chế được dịch Covid-19 vào trung tuần tháng 4/2020, không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy vậy, cũng như các nước trên thế giới, những hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra không hề nhỏ, đã làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế xã hội của nước ta. Nhiều ngành nghề kinh tế bị ảnh hưởng kéo theo những hệ lụy về công ăn, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong giai đoạn mới- giai đoạn triển khai thực hiện “mục tiêu kép” vừa tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi nhanh, phát triển vững chắc nền kinh tế xã hội của đất nước. Làm sao để thực hiện được “mục tiêu kép” mà Chính phủ đã đề ra và đặc biệt, làm sao có thể rút ngắn được khoảng cách phục hồi nền kinh tế và đời sống xã hội của người dân sau khi nước ta cơ bản kiểm soát tốt dịch Covid-19? Loạt bài gồm 5 kỳ “Đại dịch Covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” do nhóm phóng viên Ban Thời sự VOV1 thực hiện, tìm lời giải cho những câu hỏi này. Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những tác động, ảnh hưởng trực diện nhất của dịch Covid-19 đối với Việt Nam qua phần đầu của loạt bài với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.
- Cần giải pháp tối ưu để quản lí cây xanh trong trường học.- Bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em cần chung tay cả cộng đồng.- Hôm nay (1/6) Đức chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) - Đứng trước nhiều khó khăn chồng chất.- Bài đầu tiên trong loạt bài "Đại dịch covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển" với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.- Sửa đổi thông tư 01 - Ngân hàng Nhà nước mở rộng phạm vi thời hạn trả nợ.- Venezuela tăng giá xăng dầu sau 2 thập kỷ.
- Phóng sự tài liệu đặc biệt, nói về những câu chuyện, những lát cắt quá trình miệt mài nghiên cứu của các nhà khoa học ở Học viện Quân y suốt 1 tháng liên tục để cho ra đời bộ sinh phẩm chẩn đoán Covid-19.- Tập thể dục miễn phí: Nỗ lực hình thành lối sống “yêu thể thao” ở thành phố New York, Mỹ.- Khẩu trang và áo tắm 3 mảnh - Xu hướng thời trang mới của thế giới hậu Covid-19.
- Gỡ “điểm nghẽn” - đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông vận tải.- Du lịch TPHCM nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19.
Việt Nam, với độ mở của nền kinh tế là 200% GDP (tính theo tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP), được coi là một trong những nền kinh tế “mở” nhất thế giới. Trước những tác động của đại dịch Covid-19, mặc dù Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh ở trong nước, song, với một nền kinh tế - mà động lực tăng trưởng - là công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và trong giá trị xuất khẩu của năm 2019 đạt hơn 263 tỷ USD không thể không kể đến hơn 40 tỷ USD đóng góp của ngành nông nghiệp - thì để có được tăng trưởng kinh tế như kỳ vọng, để hoạt động sản xuất được khơi thông - cũng đồng nghĩa phải khơi thông được thị trường xuất khẩu. Nhìn lại kinh tế 4 tháng qua, mặc dù Việt Nam có tăng trưởng dương - trong khi rất nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới không có tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng âm; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu khoảng 3 tỷ USD - nhưng nhiều chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ chịu sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi dịch covid-19 rõ rệt hơn trong tháng 5 và quý 2 năm nay. Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới? Khách mời là ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương bàn luận về vấn đề này.
- Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới?- Quản lý thị trường Lạng Sơn: Tạm giữ 16 mặt hàng có dấu hiệu nhập lậu được hợp thức bằng hóa đơn bán hàng.- PV Đài TNVN phỏng vấn Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen với dòng thông tin “Đại dịch Covid-19 gióng lên hồi chuông kêu gọi đoàn kết và hợp tác quốc tế”.- Tư tưởng Hồ Chí Minh về lựa chọn cán bộ.- TPHCM: Nắng nóng gay gắt, nhiều bệnh rình rập tấn công trẻ em.- Các trường học ở Pháp thận trọng khi mở cửa trở lại.
Sơn La là địa phương có hơn 270 km đường biên giới giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Để kiểm soát ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan từ khu vực biên giới, lực lượng Biên phòng tỉnh ngày đêm bám trụ, kiểm soát chặt chẽ từng đường mòn, lối mở; tập trung phòng chống dịch, đồng thời chống tội phạm, giúp người dân ổn định cuộc sống nơi tuyến đầu biên giới. Phóng viên Đài TNVN trò chuyện với Trung tá Đào Mạnh Tưởng - Phó chủ nhiệm chính trị BĐBP tỉnh Sơn La để hiểu rõ hơn về công cuộc chống dịch, chống tội phạm, đảm bảo an sinh xã hội nơi biên giới.
Tại buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội quý 1 và phương hướng quý 2 năm 2020 của TPHCM diễn ra chiều 24/4, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, TPHCM đang phải đối mặt với các khó khăn thách thức khi dịch bệnh sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế vào quý 2. Tin của phóng viên Hà Khánh, thường trú tại TPHCM.
Nói đến ATM hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc rút tiền. Thế nhưng ATM mà lại rút được gạo, những hạt gạo chia sẻ yêu thương dành cho những người có hoàn cảnh khăn trong mùa dịch, đây là điều vô cùng đặc biệt. Những ngày qua, điều đặc biệt đó đang được các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp triển khai khắp từ Nam ra Bắc, ở nhiều địa phương khác nhau. Ông cha ta có câu “Một miếng khi đó bằng một gói khi no”. Những dòng gạo chảy ra từ những cây ATM gạo không chỉ làm vơi đi khó khăn và gian nan, mà còn giúp lan tỏa thông điệp “Chia sẻ yêu thương – để không ai bị bỏ lại phía sau”. Sau khi những cây ATM gạo đầu tiên đi vào hoạt động tại TPHCM thì ở nhiều địa phương khác cũng triển khai mô hình này, trong đó có thành phố Hà Nội với 2 cây ATM gạo được lắp đặt rất nhanh chóng tại 2 nhà văn hóa Nghĩa Tân và Bắc Từ Liêm. Và người làm nên những cây ATM gạo nghĩa tình tại Hà Nội là ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Book và những cộng sự của mình.
Đứng trước áp lực gia tăng của các ca bệnh Covid-19 ngoại nhập, Trung Quốc tiếp tục thực thi các biện pháp mạnh đối với người nước ngoài thiếu hợp tác trong công tác kiểm dịch. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin:
Đang phát
Live