- Nông sản tăng trưởng mạnh trong dịch Covid 19 - Chung sức tiêu thụ nông sản
Bắc Giang đã trải qua những ngày khó khăn khi là tâm điểm của dịch bệnh. Thế nhưng, cùng với sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần của đồng bào cả nước và nơi tuyến đầu có những con người luôn quyết tâm, sẵn sàng vì nhiệm đã cơ bản không chế được bệnh dịch, từng bước đem lại cuộc sống an toàn cho người dân. Đặc biệt, với những người làm nhiệm vụ tại các khu cách ly đặc biệt luôn rình rập những rủi ro tiềm ẩn là có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, với nhiệm vụ và trách nhiệm cộng đồng, nhiều người đã vượt qua và cảm thấy hạnh phúc khi đã góp một phần nhỏ trong việc từng bước đẩy lùi dịch bệnh. Chia sẻ của thiếu tá Trần Mạnh Hiếu, Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Giang, người đã hơn 1 tháng qua trực, làm nhiệm vụ ở điểm cách ly Trường mầm non Trần Nguyên Hãn, Tp Bắc Giang sẽ phần nào giúp chúng ta hình dung được công việc của những người nơi tuyến đầu chống dịch.
Thời gian gần đây, có những cuộc livestrem của những cá nhân trên mạng xã hội bỗng chốc trở thành hiện tượng, lập kỷ lục với hàng trăm nghìn lượt theo dõi và chia sẻ trên facebook. Đáng nói là, trong những livestream này, sử dụng ngôn từ mang tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác. Và dù bị nhận xét là phản cảm và có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những livestream này vẫn có đất sống bởi được hàng triệu người sử dụng mạng xã hội ủng hộ, ca tụng, thậm chí có cả những bài báo tung hô và đua theo hiện tượng này để câu View. Họ vô tình “hà hơi, tiếp sức” cho không ít nội dung thiếu lành mạnh trên mạng xã hội. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để loại trừ đến mức tối đa những hành động lợi dụng tính năng livestream phục vụ cho mục đích cá nhân, không chính đáng? Làm sao để chấn chỉnh tình trạng xúc phạm, bôi nhọ người khác trên môi trường mạng, qua đó làm sạch “rác” trên mạng xã hội?
Bảo vệ quyền lợi cho shipper công nghệ.- Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở trước cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ.- Công bằng xã hội, phải từ lợi ích của nhân dân
Chuyển đổi số là cuộc chuyển đổi toàn diện từ không gian thực lên không gian số, cho phép đưa toàn bộ hoạt động lên không gian số. Cuộc dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh chóng theo ba trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749 phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030. Là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về Chuyển đổi số quốc gia, nước ta đã trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại.
Không phải tự nhiên mà xe cứu thương, cứu hỏa,... được ưu tiên khi tham gia giao thông, bởi mỗi phút giây chậm trễ có thể ảnh hưởng lớn đến tính mạng và tài sản của người dân. Quy định là vậy nhưng trên thực tế, không hiếm trường hợp các phương tiện không chịu nhường đường, thậm chí có hành vi cản trở xe ưu tiên gây bức xúc dư luận.
Mỗi khi nhắc đến Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay tới thủ đô ngàn năm văn hiến, với những di tích đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như Hoàng thành Thăng Long, tháp Rùa, Văn miếu Quốc Tử Giám … Và trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà, Hà Nội hiện lên là kinh đô của nước Đại Việt, trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế. Bởi thế không khó để tìm thấy những làng nghề thủ công truyền thống ở Hà Nội có lịch sử lâu đời, mang đậm nét văn hóa dân gian Việt Nam. Việc phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống trong đời sống đương đại có vai trò rất quan trọng của các nghệ nhân, những người được ví như “linh hồn” của các làng nghề truyền thống. Nghệ nhân ưu tú Vũ Mạnh Hải, Chủ tịch Hội nghệ nhân, thợ giỏi Hà Nội, chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề và mong muốn của những nghệ nhân của Thủ đô.
Số tài khoản chứng khoán mở mới tiếp tục tăng mạnh, sự sôi động của thị trường trong năm 2021?- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Hiện nay dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở nước ta. Với biến chủng mới, có mức độ lây nhiễm cao, lây lan nhanh trong cộng đồng và đã có nhiều trường hợp mắc COVID-19 phát hiện tại khu công nghiệp như tại Hải Dương, Bắc Giang… Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 đã có văn bản hoả tốc gửi các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp. Nếu như ở giai đoạn đầu khi dịch COVID-19 xuất hiện ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hóa - ở cả 2 chiều: nguồn cung nguyên liệu và đầu ra cho quá trình sản xuất - thì giờ đây, COVID-19 đã tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Không còn khó khăn về nguyên liệu sản xuất cũng như đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu (như dệt may, da giày…) đã có đủ đơn hàng cho cả năm, nhưng mối lo về môi trường làm việc an toàn, thiếu công nhân, lao động, việc làm… lại đang hiện hữu. Cộng đồng doanh nghiệp - chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn đã khó khăn trước tác động của đại dịch COVID-19 gần 2 năm qua, nay lại càng khó khăn hơn, cần những giải pháp mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh bàn luận về vấn đề này.
Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong mọi giai đoạn lịch sử. Nguồn lực, sức mạnh của văn hóa đã được chứng minh trong quá trình dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm lịch sử…. Để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, người dân có thu nhập cao thì việc huy động sức mạnh, sức sáng tạo của mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa, con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với tầm nhìn đó, các văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra nhiều quan điểm mới về phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live