
Năm 1954, chiến thắng chấn động địa cầu mang tên Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải ngồi vào bàn ký hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ (Geneve), công nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Lào, Việt Nam, Campuchia, công nhận địa vị hợp pháp của lực lượng cách mạng Lào. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh của cách mạng Lào.
Chiều nay (8/4) tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4 năm 2024, cung cấp một số thông tin nổi bật cũng như một số vấn đề đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện và đặc biệt là đưa ra các giải pháp hạn chế các thông tin xấu độc trên mạng xã hội, cũng như lợi dụng mạng viễn thông để lừa đảo trực tuyến.
“Thời gian tới, các nhóm tin tặc tấn công mạng bằng mã độc tống tiền, nhằm vào các cơ quan trọng yếu, các tổ chức kinh tế, tài chính, năng lượng sẽ tiếp tục gia tăng và cách thức tấn công sẽ diễn biến phức tạp”. Đây là nhận định của các chuyên gia an ninh mạng tại Tọa đàm “Phòng chống tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền” vừa được Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin Việt Nam và Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia tổ chức chiều nay (5/4/2024). Các tổ chức, doanh nghiệp,… cần làm gì để phòng chống các cuộc tấn công mã hóa dữ liệu?
- Mạng xã hội có nhiều tin giả, quảng cáo sai sự thật - Nâng cao các giải pháp bảo vệ người sử dụng. - - Ninh Bình: Phát huy hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.
- Khuyến cáo từ chuyên gia an ninh mạng qua sự cố VNDirect bị tấn công. - Triển lãm ô tô quốc tế tại Bangkok, Thái Lan.
Tại tỉnh Hậu Giang, nhà vườn trồng mãng cầu xiêm (hay còn gọi là mãng cầu gai) đang rất phấn khởi vì trong những ngày qua giá mãng cầu xiêm tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Hôm nay (29/3), Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (Unicef) tại Việt Nam tổ chức tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã của các ngành: Lao động Thương binh và Xã hội, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và truyền thông. Buổi tập huấn diễn ra theo hình thức trực tuyến, thu hút khoảng 24 nghìn người ở 62/63 tỉnh, thành phố tham gia, với hơn 20.000 điểm truy cập. Phóng viên Hà Nam thông tin:
Những ngày qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến vụ việc Công ty Cổ phần chứng khoán VNDirect bị tấn công gây ra tê liệt website và ứng dụng giao dịch chứng khoán. Sau sự cố này, nhiều công ty liên quan đến VNDirect cũng bị tấn công như Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Tập đoàn Đầu tư IPA và Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán IPA. Ngay lập tức, Ủy ban chứng khoán Nhà nước ra thông báo yêu cầu các công ty chứng khoán phải đảm bảo hệ thống công nghệ, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu dự phòng hoạt động an toàn và liên tục theo quy định tại khoản 10 Điều 89 Luật Chứng khoán 2019. Trong quá trình khắc phục sự cố, Công ty Cổ phần chứng khoán VNDirect thông tin trên website là: “Toàn bộ thông tin và tài sản của Khách hàng đều được đảm bảo trạng thái an toàn, không bị ảnh hưởng. Sự cố chỉ gây ảnh hưởng đến việc giao dịch hiện tại của Quý khách hàng.” Tuy nhiên, nhiều chuyên gia công nghệ vẫn lo lắng, dù khắc phục được sự cố, thì lỗ hổng mà hacker xâm nhập vào hệ thống vẫn có nguy cơ bị tấn công tiếp, hoặc làm lộ dữ liệu của khách hàng – tức là các nhà đầu tư chứng khoán. Vậy giải pháp nào để ngăn chặn nguy cơ mất an toàn hệ thống dữ liệu? Chuyên gia an ninh mạng Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty An ninh mạng thông minh SCS - sẽ cùng bàn luận về vấn đề này.
Với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20 – 25%/năm, theo dự báo của Bộ Công thương đến năm 2025, tổng bán lẻ hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử sẽ đạt trên 32 tỷ USD và trở thành một kênh mua sắm quan trọng của người tiêu dùng, đặc biệt đối với người tiêu dùng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử ở Việt Nam thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, môi trường đầu tư kinh doanh, gây thất thu ngân sách...
Trung bình mỗi ngày trên thế giới có gần 3.600 người tử vong do bệnh lao và khoảng 30,000 người bệnh mới vì căn bệnh này. Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao với 169.000 người mắc bệnh lao và 12.000 người tử vong do lao năm 2021, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới. Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang tích cực triển khai các hoạt động chẩn đoán và điều trị bệnh lao nhằm mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2035, trong đó phát huy vai trò của mạng lưới cộng đồng, chủ động tìm kiếm người mắc lao và lao tiềm ẩn đưa vào điều trị kịp thời. Nhân Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3), phóng viên Kim Thanh có phóng sự ghi nhận tại tỉnh Đắc Lắc.
Đang phát
Live