Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, mùa bão năm 2023 dự báo có khoảng 11-13 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển, trong đó có 4-7 cơn tác động đến đất liền nước ta. Cả nước đã chứng kiến 2 cơn bão/ áp thấp, hoàn lưu bão để lại mưa lũ, sạt trượt rất lớn ở nhiều địa phương. Đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão là vô cùng quan trọng. Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề: “Đảm bảo an toàn điện và an toàn khu vực hạ du thủy điện trong mùa mưa bão năm 2023” với sự tham gia của khách mời là ông Phạm Hồng Long - Ủy viên thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Trưởng ban An toàn - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Mưa bão là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe gia súc, gia cầm, đồng thời, khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng, tạo cơ hội phát tán mầm bệnh và phát sinh dịch bệnh, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Do vậy, chăm sóc tốt gia súc, gia cầm, cũng như phòng ngừa bệnh dịch hiệu quả trong mùa mưa bão là việc làm cần thiết, bảo toàn thành quả chăn nuôi. Để giúp quý vị và các bạn có thêm thông tin, kiến thức bảo vệ cho gia súc, gia cầm mùa mưa bão, trong Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, ông Đỗ Quốc Phấn, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục chăn nuôi và thú y Hà Nội, sẽ hướng dẫn về nội dung này.
Toàn tỉnh Tuyên Quang có 2887 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đa số các công trình thủy lợi được đầu tư cách đây trên 30 năm, nhiều hồ đập đã xuống cấp hư hỏng, bồi lắng, sạt lở, rỏ rỉ tiềm ẩn nguy cơ sự cố mất an toàn trong mùa mưa bão.
Những ngày qua, nhiều địa phương trên cả nước bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra. Nỗi đau, nỗi tang thương ập đến với nhiều gia đình khi lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra, gây thương vong cho người dân và vùi lấp nhà cửa, công trình, sạt trượt đường giao thông, hư hỏng nhiều diện tích hoa màu… Đáng nói là tình trạng sạt lở, sụt lún, nứt đất xảy ra nghiêm trọng ở nhiều nơi, đe doạ đến một số công trình, đường giao thông, hồ chứa thuỷ lợi, gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của người dân khiến tỉnh Đắc Nông đã phải công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai. Trước tình hình này, vấn đề tìm hiểu nguyên nhân, và đề ra các giải pháp ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trước mắt và lâu dài hết sức quan trọng, cấp bách, nhất là năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt thiên tai, mưa bão dị thường.
Cây trên đường bật gốc, tầm nhìn hạn chế, mặt đường trơn trượt trong thời tiết mưa bão. Đối mặt với những khó khăn này bác tài có kinh nghiệm nào để vượt qua?
Chỉ nói về quyền lợi mà lờ đi rủi ro; mập mờ sản phẩm..., rất nhiều tư vấn viên bảo hiểm thay vì giải thích cho khách hàng hiểu rõ bản chất của sản phẩm thì chỉ tư vấn chỉ để ký được hợp đồng. Khách hàng vì tin tưởng tư vấn viên, chủ quan, không tìm hiểu kĩ các điều khoản và đặt bút ký, đến khi có chuyện xảy ra, xem lại hợp đồng thì mới hoang mang với những điều khoản mà trước đó không biết có trong hợp đồng. Vậy là “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”, bỏ thì mất tiền mà tiếp tục theo thì ấm ức và lo lắng với cảm giác bị lừa nhưng vẫn phải tham gia. Vậy làm thế nào để không rơi vào tình trạng này?
Sự việc diễn viên Ngọc Lan livestream trên Facebook khóc nức nở trước nguy cơ mất hàng tỷ đồng tiền đã đóng bảo hiểm nhân thọ đã gây ra sự chú ý của dư luận những ngày qua. Từ đó, có nhiều khách hàng của các công ty bảo hiểm nhân thọ đã phải xem lại các hợp đồng của mình và không ít ngưới thấy hối hận vì đã không xem kỹ các điều khoản của hợp đồng, thậm chí mua bảo hiểm chỉ theo lời tư vấn viên.
Đang vào mùa mưa bão, các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam vừa tập trung khắc phục và ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, vừa khẩn trương kiểm soát dịch Covid-19, khi số ca mắc liên tục tăng trong những ngày qua. Dù đã chuẩn bị kịch bản từ trước, nhưng các huyện miền núi vẫn gặp nhiều khó khăn trong ứng phó với "thách thức kép".
Tình hình thời tiết trong thời gian này khá phức tạp, các bác tài cần luôn có ý thức đề phòng, không chủ quan khi di chuyển trong mưa lớn, cố gắng quan tâm hỗ trợ người đi cùng trên đường. Bên cạnh đó cần tuân thủ khuyến cáo của lực lượng chức năng phòng chống bão lũ để cân nhắc lộ trình.
Đến thời điểm này cả nước đã trải qua 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến hết năm 2021, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 5-7 cơn bão/áp thấp, khoảng 2-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Trong bối cảnh cả nước hiện có hàng nghìn hồ chứa thủy lợi và thủy điện, trong đó có những hồ thủy điện có dung tích chứa nước lớn, cùng với việc đảm bảo an toàn hồ đập thì an toàn cho người dân vùng hạ du trong mùa mưa bão là vấn đề đặt ra. Chương trình chuyên gia của bạn có nội dung: “Vận hành hồ thủy điện mùa mưa bão và những vấn đề đặt ra”. Những câu hỏi như Hồ chứa thủy điện được vận hành theo những nguyên tắc nào? Ai có thẩm quyền quyết định vận hành hồ trong những tình huống đặc biệt?... sẽ được ông Nguyễn Quốc Chính – Phó trưởng ban KTSX, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải đáp cùng quý vị.
Đang phát
Live