
VOV1 - Phổi tắc nghẽn mạn tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng nặng nề.
Sáng 05/04, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Bệnh viện Nội tiết Trung ương phối hợp với công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam (dự án CAREME) tổ chức Lễ kỷ niệm ngày sức khỏe thế giới, ngày thận thế giới và phát động chương trình tầm soát bệnh tim mạch – thận tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. 1.000 người dân có nguy cơ bệnh lý về tim mạch và thận mạn tính được khám, sàng lọc miễn phí và hỗ trợ cài phần mềm chăm sóc sức khỏe, kiểm soát bệnh mạn tính cho hàng trăm người dân. Dự kiến trong năm 2024, hàng trăm nghìn người dân sẽ được sàng lọc qua nền tảng ứng dụng AI và hơn 20,000 người bệnh sẽ được tư vấn thực hiện xét nghiệm và đánh giá bệnh thận mạn tính.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD mức trung bình và nặng, tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 35. Cho đến nay, chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn COPD. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và biết cách xử trí, bệnh nhân có thể được kiểm soát tình trạng bệnh, giảm triệu chứng, giảm số đợt cấp cần nhập viện. Để đối phó với căn bệnh nguy hiểm này, từ lâu người ta sử dụng thuốc nam trị phổi tắc nghẽn rất hiệu quả và an toàn. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bệnh nhân mắc COPD cần làm gì để hạn chế nguy cơ biến chứng và có một chế độ điều trị không dùng thuốc. Đây là chủ đề mà chương trình “Tư vấn sức khỏe” muốn trao đổi cùng quý vị. Chuyên gia sức khỏe y học cổ truyền, rất nhiều kinh nghiệm chữa bệnh sử dụng thảo dược đã được chúng tôi mời tham gia tư vấn hôm nay là: Bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hồng Hải- Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình.
# Các chuyên gia nghiên cứu và bác sĩ chuyên khoa hô hấp từng cảnh báo, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là “sát thủ thầm lặng” bởi bệnh diễn tiến nhanh, nặng dần và để lại nhiều hệ lụy khôn lường và đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những quốc gia có thu nhập thấp. Liệu chúng ta có giải pháp hỗ trợ điều trị COPD ổn định và cải thiện rối loạn chức năng hô hấp hay không?-Chuyên gia khách mời GS.TS.BS Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế tư vấn sức khỏe cùng một sản phẩm đồng hành là viên bổ phế Banikha.
- Tìm kiếm những phương pháp mới để giúp người bệnh mạn tính sống an toàn trong đại dịch - Tầm quan trọng của bảo hiểm y tế trong đời sống nhân dân - Tỉnh Hòa Bình: Nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế
- Tăng cường phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng.- Phỏng vấn chuyên gia y tế về yêu cầu đặt ra trong công tác điều trị và phòng dịch Covid-19 trước tốc độ lây lan và diễn biến phức tạp của dịch bệnh.- Tư vấn điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính.
- Làn da và những tổn thương khi trời nắng nóng.- Vai trò của truyền thông báo chí trong phòng chống dịch Covid-19.- Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Phòng tránh sốc nhiệt trong những ngày nắng nóng.- Bệnh bạch hầu và những điều cần biết.- Điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính.
- Chăm sóc và phòng ngừa bệnh tật cho trẻ em trong mùa nắng nóng.- Những ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai khi bệnh viện thực hiện các giải pháp gỡ “khổ viện” cho người bệnh.- Cách điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính.
Chúng ta đang phải đối mặt với những làn sóng của một dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đó là COVID-19. Nhưng có một làn sóng khác âm thầm, được ví là “kẻ giết người thầm lặng”, đó là các bệnh mãn tính không lây nhiễm, gồm: bệnh tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Điều đáng nói là bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng, cứ 100 người chết thì có tới 75 người liên quan đến các bệnh mãn tính, không lây nhiễm. Làm gì để giảm gánh nặng bệnh không lây nhiễm? Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa 2 Lưu Ngọc Mưu phụ trách chuyên môn phòng khám đa khoa Kỳ Đồng, ở số 268 phố Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng sẽ giải đáp những băn khoăn này.
Đang phát
Live