
Thời gian qua, việc livestream bán hàng trên các nền tảng xã hội càng gia tăng, nhiều phiên livestream với doanh thu được công bố cực lớn. Bên cạnh những băn khoăn về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đựoc bán trong các phiên livestream, việc thất thu thuế ở nhóm đối tượng này cũng là vấn đề mà nhiều người dân băn khoăn. Bộ Tài chính cho rằng, livestream bán hàng trên mạng xã hội phát sinh doanh thu, có thể phát sinh thu nhập nên phải chịu sự điều chỉnh của quy định pháp luật về thuế, chịu sự giám sát của cơ quan quản lý thuế.
Thời gian gần đây, trên một số nền tảng mua sắm trực tuyến lớn, như TikTok, Shopee... nở rộ livestream bán hàng với doanh số hàng triệu đô la Mỹ mỗi phiên. Nhằm quản lý và chống thất thu thuế, Tổng cục Thuế vừa ban hành Công điện số 01, yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn quyết liệt triển khai hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Trong đó, Tổng cục Thuế yêu cầu triển khai rà soát, kiểm tra đồng bộ, toàn diện việc kê khai, nộp thuế và sử dụng hoá đơn điện tử của các tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử, tiếp thị liên kết, cung cấp các sản phẩm nội dung thông tin số và nhận thu nhập từ hoạt động quảng cáo, cung cấp phần mềm, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân kinh doanh online, phát video trực tiếp (hay còn gọi là livestream) bán hàng hóa, dịch vụ.
Đang là giai đoạn cuối năm nhưng sức mua trên thị trường khá chậm. Để kích cầu tiêu dùng, ngoài thực hiện chương trình khuyến mãi giảm giá sâu, doanh nghiệp và tiểu thương ở TP.HCM đang đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tuyến, vì đây là một trong những kênh phân phối hàng hóa hiệu quả trong thời đại số hiện nay.
Tối 15/12, sự kiện "Ngày hội mua sắm, giải trí trực tuyến TP.HCM 2023 - Khám phá, trải nghiệm và mua sắm tại chợ di sản Bến Thành" vào phiên phát trực tiếp (livestream) bán hàng thứ 2. Theo lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, ngày hội sẽ góp phần vào việc phát triển các phương thức bán hàng của các tiểu thương, từ đó thúc đẩy sức mua tại chợ truyền thống, quảng bá các thương hiệu.
Sáng nay (21/10), hàng triệu người tiêu dùng cả nước được tiếp cận các sản phẩm OCOP huyện đảo Cần Giờ, TP.HCM thông qua hàng chục kênh tiktok bán hàng thương mại điện tử. Hoạt động livestream bán hàng trực tuyến này không chỉ giúp nông sản Cần Giờ vươn xa mà còn giúp nông dân địa phương thay đổi nhận thức về giao thương, làm quen với thương mại điện tử để cải thiện năng lực bán hàng.
Đám tang của “Ông hoàng cải lương” Vũ Linh đã qua gần một tuần nay, nhưng những câu chuyện không đẹp, rất đáng phải suy ngẫm thì vẫn còn đọng lại. Ngoài sự xót xa, tiếc thương của người thân và khán giả, hàng trăm YouTuber, Facebooker, TikToker... đã đổ tới tang lễ, tranh giành chỗ đứng, tất bật quay video, đưa tin thất thiệt gây náo loạn... Không chỉ thế, nhiều người còn cười cợt, thậm chí vỗ tay, hò reo như thể đây là sự kiện giải trí mỗi khi có nghệ sĩ lớn đến viếng. Không chỉ tại đám tang nghệ sĩ Vũ Linh, khung cảnh hỗn độn này còn từng diễn ra tại đám tang các nghệ sĩ trước đó. Thay vì bày tỏ lòng tiếc thương trước người đã khuất thì nhiều người tới đám tang chỉ để nhìn tận mắt những người nổi tiếng, có thể chụp vài bức hình, livestream câu like trên mạng xã hội hay đơn giản chỉ vì hiếu kì. Việc các Facebooker, TikToker hay YouTuber gây náo loạn tại đám tang các nghệ sĩ, một lần nữa đặt ra câu hỏi về tình trạng ứng xử trên môi trường số hiện nay. TS Nguyễn Văn Đáng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.
Mạng xã hội đang là kênh được nhiều đối tượng lợi dụng để rao bán, quảng cáo, khuyến mại nhiều hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, điện tử... Và không khó để mua một món hàng, thậm chí là “hàng hiệu” giá rẻ trên mạng xã hội. Truy cập vào các trang mạng xã hội, những livestream quảng cáo bán hàng online luôn ở vị trí top và có có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người xem trực tiếp. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo về những hành vi quảng cáo sai sự thật khiến tiền mất, tật mang nhưng nhiều người vẫn cả tin và trở thành nạn nhân. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao livestream, quảng cáo bán hàng trên mạng xã hội lại bát nháo, thật giả lẫn lộn như hiện nay? Và để có thể quản lý các hình thức mua bán hàng online, trong đó có livestream một cách hiệu quả thì pháp luật cần phải có những quy định cụ thể như thế nào? Luật sư Lê Xuân Lộc, Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn T&G cùng bàn luận về nội dung này.
Vì sao livestream, quảng cáo bán hàng trên mạng xã hội lại bát nháo, thật giả lẫn lộn nhưng việc xử lý vẫn rất khó khăn?- Phở - món ăn làm nên thương hiệu ẩm thực Việt Nam.
Hôm nay, kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam và thế giới, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi Thư chúc mừng Đại hội lần thứ nhất Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia.- Phó Tổng thống Hoa Kỳ đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam 3 ngày.- Đại hội Liên nghị viện Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 42 (AIPA-42) bế mạc hôm nay 25/8.- Lần đầu tiên, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" giải đáp thắc mắc của người dân về dịch Covid-19.- Taliban tuyên bố, không gia hạn thời gian cho các nước phương Tây sơ tán công dân và người Afganistan tị nạn.- Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của nhóm G7 không đạt được tiếng nói chung về thời hạn chót di tản công dân khỏi Afganistan.
Cái tên Nguyễn Phương Hằng đang nổi lên thành một hiện tượng trên mạng xã hội với những màn livestream phát trực tuyến lập kỷ lục với cả triệu người xem cùng lúc trên nhiều nền tảng. Với những màn đấu tố, vạch trần “thói hư tật xấu” của một số nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu, bà Phương Hằng được một bộ phận khán giả "tôn vinh" như đại diện của công lý, “người hùng” chống tiêu cực trên mặt trận văn hóa giải trí. Sự thật có hoàn toàn đúng như vậy? Việc lợi dụng “phát trực tuyến” trên mạng xã hội công khai đả kích, xúc phạm, thách thức một số cá nhân khác có phải hành động hợp pháp hay không? Cần chế tài ra sao trước tình trạng dùng mạng xã hội phát tán các nội dung lệch chuẩn, gây mất trật tự xã hội đến như vậy? Để có thêm góc nhìn về câu chuyện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, BTV Hải Quân trao đổi với nhà báo Nguyễn Đức Hiển, phó Tổng biên tập báo Pháp luật TPHCM.
Đang phát
Live