
Ngành du lịch chưa kịp hồi phục sau 3 tháng đóng băng vì Covid 19, đã tiếp tục bị tác động bởi đợt dịch thứ 2. Lượng khách hủy tour lên tới 95 đến 100% vào dịp cuối tháng 7 và trong tháng 8 - hai tháng được coi là cao điểm của du lịch nội địa, khiến cho các doanh nghiệp du lịch lâm vào cảnh khó khăn chồng chất khó khăn. Với nhiều doanh nghiệp lữ hành, để có thể duy trì và “sống” được qua mùa Covid-19, họ rất cần những chính sách hỗ trợ trước mắt và cả lâu dài để có thể tiếp tục cầm cự, chờ đợi một đợt khôi phục mới. Đồng thời, đây cũng là một sự chuẩn bị cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp để khi ngành du lịch quay trở lại hoạt động bình thường, sẽ không có cảnh thiếu hụt nhân sự xảy ra. Ghi nhận của phóng viên Huyền Trang:
Ngày 24/9, thành phố Hội An chính thức mở lại các hoạt động tham quan du lịch trong khu phố cổ sau một thời gian tạm ngừng vì dịch bệnh Covid-19. Ngày đầu chỉ có vài chục du khách mua vé tham quan nhưng cả người dân và du khách đều tin vào sự khởi sắc của điểm đến vốn đã nổi tiếng này. CTV Quốc Hải tại miền Trung phản ánh:
- Cảnh báo tình trạng nhiều người vẫn bị “sập bẫy” lừa đảo qua mạng.- Trụ sở bỏ hoang sau sát nhập: Lãng phí đầu tư công.- Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc nóng nhiều vấn đề toàn cầu.- Dự phòng nợ xấu tăng, lợi nhuận ngân hàng giảm.- Lao động ngành dịch vụ, du lịch chuyển đổi nghề do tác động của Covid-19.- Anh cảnh báo phong tỏa toàn quốc lần hai.
- Cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên lịch sử, văn hóa, tâm linh Tô Lịch: liệu có khả thi hay không?- Bộ phim “Lửa ấm” lấy đề tài về các “chiến binh thầm lặng áo trắng”.- cô Lường Thị Thu Trang, giáo viên trường THPT số 1 Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vừa đạt giải nhất Cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” với tác phẩm “Thầy ơi”.
Sông Tô Lịch nhiều năm qua luôn bị coi là dòng sông “chết” với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Để có thể “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa thì cần phải có giải pháp tổng thể, giải quyết toàn bộ các vấn đề như: thu gom nước thải, cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải, xử lý triệt để tận gốc nguồn gây ra mùi hôi thối, xử lý tầng bùn đáy, xử lý nước đã bị ô nhiễm ở trong lòng sông; thoát nước chống ngập khi mưa bão, bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh; vấn đề phát triển du lịch... Thế nên, biến con sông Tô Lịch vốn dĩ ô nhiễm nhiều năm thành một Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh là cả một câu chuyện dài. Và liệu rằng giải pháp tổng thể mà Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt có khả thi? Cùng khách mời là Kiến trúc sư Trương Văn Quảng, Hội quy hoạch đô thị phát triển Việt Nam cùng bàn luận về nội dung này.
- Cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch”? Vậy giải pháp nào để biến ý tưởng hay trở thành hiện thực?- Cho phép học sinh đến trường mang điện thoại đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh.- Bộ phim “Lửa ấm” khiến người xem có nhiều cảm nhận về sự vất vả, gian truân, của các chiến sỹ phòng cháy, chữa cháy và bác sĩ.
- “Giang hồ mạng” đang đầu độc giới trẻ.- Rạp chiếu phim độc đáo tại Anh trong mùa COVID-19.- “Những bài học về cuộc sống xanh lành từ nước Nhật truyền thống” qua cuốn sách “Sống đủ” của tác giả Azby Brown.- Cải tạo đồi trọc thành trang trại du lịch sinh thái.- Quà tặng VOV1 chúng ta cùng nghe bài thơ “Bóng cò chao cánh đồng xanh” của nhà thơ Nguyễn Thiên Sơn, Minh Phúc trình bày.
Sau khi tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát, UBND thành phố Đà Nẵng xây dựng Đề án cơ cấu lại ngành du lịch thành phố đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Đà Nẵng xác định cơ cấu lại thị trường khách quốc tế theo hướng hợp lý hơn, tránh phụ thuộc vào thị trường chi phối để hạn chế “rủi ro” khi những thị trường đó đột ngột suy giảm. Phóng viên Phương Cúc tại miền Trung phản ánh.
Từ khi thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách quốc tế, tại đây rộ lên tình trạng người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch. Hàng nghìn nông dân, ngư dân người lao động bỏ ruộng, rời thuyền đánh bắt chuyển sang làm du lịch. Trải qua 2 đợt dịch Covid-19 du lịch Hội An lao đao. Số lao động này phải quay trở lại với nghề nông, đánh bắt để mưu sinh qua ngày, chờ du lịch hồi phục. PV Đình Thiệu thường trú tại miền Trung có bài viết đề cập:
Ra đời ngày 7/9/1945, chỉ 5 ngày sau khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc, trải qua những năm tháng chiến tranh đầy gian khó và cả những giai đoạn đổi mới về sau. Trong những năm tháng đó, các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài đã lặng lẽ “chép sử” bằng âm thanh, ghi lại nhiều sự kiện trọng đại của đất nước từ năm 1945 đến nay bằng những âm thanh quý giá. Đó cũng là nền tảng của phòng Công nghệ và Lưu trữ, Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ chương trình bây giờ. Chúng ta cùng tìm hiểu “Nơi chép sử bằng âm thanh” qua phóng sự sau đây của phóng viên Văn Hải.
Đang phát
Live