Các cơ sở kinh doanh hưởng ứng mô hình nhà hàng, quán cafe không khói thuốc như thế nào?- Nhiều thủ đoạn lừa đảo mới nhằm trục lợi thời dịch bệnh COVID-19.- Ấm áp tình người trong những ngày TP Cần Thơ thực hiện giãn cách xã hội
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hoành hành, nguồn cung vắcxin còn hạn chế, liên tục xuất hiện những chiêu trò lừa đảo mới ăn theo thời dịch bệnh. Không chỉ nhắm vào các cá nhân “nhẹ dạ cả tin”, mà nay xuất hiện thêm nhiều tổ chức, băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia ngang nhiên giao bán giấy chứng nhận tiêm vắcxin giả mạo hay chào ký những hợp đồng “ma” lừa đảo mua bán vắc-xin trị giá lên tới hàng triệu đô
Việc tạo nên một câu chuyện không có thật để đánh vào lòng trắc ẩn của cộng đồng mạng sẽ tác động tiêu cực như thế nào tới lòng tin cũng như công tác thiện nguyện của những người có tâm thực sự? Trách nhiệm của những người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt những người có uy tín, trong việc chia sẻ thông tin như thế nào để không còn những sự việc tương tự? Cùng bàn luận chủ đề này là nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông – Đài TNVN, và cũng là người viết trên Fbook có lượng người theo dõi lớn, với trên 22000 người.
Lợi dụng dịch bệnh Covid-19, rất nhiều phương thức đã được các đối tượng lừa đảo áp dụng để lừa người sử dụng mạng xã hội. Từ gửi tin nhắn kèm theo đường link mời đăng ký nhận trợ cấp khó khăn, cho đến gửi đường link mời tham gia các mô hình tài chính kiếm tiền trực tuyến, đào tiền điện tử, giật đơn hàng ảo... Cũng vì trong giai đoạn khó khăn, nên đã có không ít người đã bị mắc bẫy. Chuyên gia của bạn hôm nay sẽ tư vấn giúp quý vị và các bạn có thêm một số dấu hiệu nhận biết và phòng tránh mắc bẫy tài chính số biến tướng đa cấp:
Trong khi tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thì trên môi trường mạng đang xuất hiện thêm nhiều chiêu trò lợi dụng dịch bệnh, để lừa đảo người sử dụng. Hiện có hơn 70% dân số sử dụng Internet, khoảng 72 triệu người dùng mạng xã hội, nên lừa đảo trên môi trường mạng giờ đây đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều người. Đặc điểm chung của các kiểu lừa đảo trực tuyến là lợi dụng thông tin cá nhân, tìm nhiều cách chiếm đoạt tiền và tài sản của người sử dụng.
Quảng Ninh: Phát huy lợi thế thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm OCOP .- Phỏng vấn ông Đoàn Quốc Tâm, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, nội dung: Cẩn trọng mua-bán online, đặc biệt trong giai đoạn hạn chế tiếp xúc.- Áp dụng sản xuất “xanh” ở các doanh nghiệp dệt may.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với các bộ, ngành về công tác nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng COVID-19.- Hà Nội, thành phố HCM và một số địa phương khác tiếp tục xuất hiện ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng chưa rõ nguyên nhân.- Ngành điện cảnh báo phương thức lừa đảo thông qua gọi điện thông báo nợ tiền điện.- Mối quan hệ Nga – Mỹ gia tăng căng thẳng trước Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nước.- Giá dầu tại Mỹ chạm mức 70 USD/thùng - mức cao nhất trong vòng 3 năm qua. Đây là tín hiệu lạc quan về nhu cầu dầu mỏ thế giới phục vụ kinh tế phục hồi trong tương lai.
Lừa đảo từ các ứng dụng đang trở thành hiểm họa khiến nhiều người không chỉ mất thông tin cá nhân, thậm chí còn bị lừa mất tiền. Do đó, người tham gia cần hết sức cân nhắc khi đầu tư thời gian, công sức hay tiền bạc vào bất cứ loại tiền ảo nào cũng như trên bất cứ ứng dụng nào. Chưa kể, thời gian gần đây, hàng loạt ứng dụng "bỗng nhiên biến mất" khiến nhiều người chơi ngỡ ngàng, bởi không chỉ mất hết tiền đầu tư vào các ứng dụng này, mà ngay cả những người mời gọi, lôi kéo họ cùng chơi cũng mất tiền hoặc không tìm được đơn vị chủ quản của ứng dụng. Cần làm gì để tránh cài đặt các ứng dụng có thể lấy cắp thông tin cá nhân, thậm chí là "cướp trắng" tiền bạc của người chơi?
Khoảng 29,5 triệu cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo đã được hệ thống kỹ thuật của 5 nhà mạng viễn thông ngăn chặn trong vòng 9 tháng qua. Đây là số liệu báo cáo vừa được Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố. Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, các nhà mạng đã chặn hơn 8,5 triệu cuộc gọi lừa đảo. Tuy nhiên, cuộc gọi rác, tin nhắn rác dường như đang chuyển sang một chiều hướng làm phiền mới, mà gây ra không ít hậu quả, thậm chí có người bị chiếm đoạt tiền. Vì sao lại có nhiều tin nhắn rao vặt, cuộc gọi quảng cáo nhằm thẳng vào nhu cầu, sở thích cá nhân của người sử dụng? Đâu là nguyên nhân và giải pháp xử lý vấn đề này?
Cuối năm ngoái, hình ảnh một tài xế công nghệ Grab giao hàng khóc ròng và câu chuyện bị lừa ứng tiền triệu cho một món hàng “dởm” được chia sẻ rộng rãi trên MXH và các trang báo. Những câu chuyện về việc tài xế bị lừa ứng số liền lớn khi giao hàng không còn quá mới mẻ, nhất là khi các dịch vụ giao hàng ngày càng trở nên đông đúc thì các thủ đoạn của những đối tượng lừa đảo cũng trở nên tinh vi hơn. Không chỉ riêng với các shipper công nghệ, một trong những mục tiêu mà các đối tượng lừa đảo nhắm đến cũng có các tài xế chạy tải chở hàng, chở khách.
Đang phát
Live