VOV1 - Với suy nghĩ phải biết chữ để thay đổi cuộc sống, những năm qua, hàng nghìn chị em phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao Bắc Kạn đã tham gia các lớp học xóa mù chữ và đã biết đọc, biết viết. Nhờ đó, các chị đã đọc được sách báo, từng bước áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào cuộc sống
Tại làng Kret Krot, xã H’Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, một lớp học xóa mù chữ được mở ra từ cuối năm 2023. Đây là sáng kiến của Trung uý Lê Tuấn Thành, Công an xã H’Ra, huyện Mang Yang. Chiến sĩ trẻ này tự nguyện đứng lớp với mong muốn dạy chữ để bà con dân tộc thiểu số Ba Na ở đây biết đọc biết viết. Cứ đều đặn vào tối thứ hai và thứ năm hàng tuần, lớp học xóa mù chữ tại làng Kret Krot, xã H’ra, huyện Mang Yang lại sáng đèn, vang tiếng đánh vần của các học viên. Lớp học đặc biệt này có hơn 40 người, từ trẻ em đến các ông bố, bà mẹ là người Ba Na của làng Kret Krot.
- Lớp học xóa mù chữ ở vùng biên Lạng Sơn- Người lính biên phòng của dân làng- Vùng 3 Hải quân luyện giỏi, rèn nghiêm, vững vàng bảo vệ biển đảo
Ngày đi làm nương, tối đi học xóa mù chữ đang trở thành "nền nếp" hàng ngày của nhiều bà con vùng cao biên giới tại Lạng Sơn. Học viên lớp xóa mù chữ đủ mọi lứa tuổi nhưng đều có chung khát vọng học lấy cái chữ để cuộc sống tốt đẹp hơn.
“Tôi nguyện sẽ gắn bó với lớp học cho đến khi sức khỏe buộc tôi phải dừng lại”... Đó là chia sẻ của cô giáo Phạm Thị Huyền, sinh năm 1954 (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội), giáo viên đã nghỉ hưu thuộc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân. Kể từ năm 1998 đến nay, cô Phạm Thị Huyền đã dạy học cho hơn 200 học sinh không đồng đều về lứa tuổi. Học sinh của cô có thể là một bác xe ôm muốn biết chữ để đọc được tên đường phố, một cậu học sinh chậm phát triển trí tuệ hay một cô bé tự kỷ,... Dưới sự dìu dắt, chỉ bảo của cô giáo Huyền, nhiều em được vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Các em sau khi tốt nghiệp, có được việc làm ổn định, có thể tự chăm lo cho cuộc sống của mình. Với tấm lòng yêu mến con trẻ và sự nhiệt huyết, kiên trì bền bỉ ấy của mà lớp học xoá mù chữ, gieo tình thương đã tồn tại được hơn 25 năm qua giữa lòng thủ đô Hà Nội. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu về cô giáo Phạm Thị Huyền, người nguyện gắn bó cả đời với lớp học miễn phí xóa mù chữ giữa lòng Hà Nội.
Nguy cơ dịch cúm gia cầm xâm nhập: Cần làm gì để kiểm soát, phòng ngừa?- Một dàn nhạc ở Paraguay đã biến rác thải thành âm nhạc- Những lớp dạy đọc - viết chữ đã giúp nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai tự tin hơn trong cuộc sống
Giải mã sức mạnh của siêu ứng dụng Chat GPT.- Tây Ban Nha khám phá lễ hội “thanh tẩy” ngựa độc đáo chào mừng Ngày Thánh bảo hộ động vật .- “Lớp học xóa mù âm nhạc truyền thống” của cô sinh viên trẻ.
Tại các bản vùng cao của huyện biên giới Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh có những lớp học rất đặc biệt. Mỗi buổi tối, tiếng đánh vần ”ê, a" không phải là của con trẻ mà từ những người đã làm bố, làm mẹ, thậm chí đã lên chức ông, bà. Nhân ngày Quốc tế xóa nạn mù chữ (8-9), Vũ Miền, PV Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc sẽ đưa chúng ta đến thăm lớp học xóa mù chữ ở thôn Phặc Chè xã biên giới Hoành Mô, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Đang phát
Live