
Tại hội thảo công bố "Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2024" tổ chức sáng nay (20/6/2024), Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, thuộc trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra nhận định "Kinh tế nước ta trong năm 2024 có thể diễn biến theo 2 kịch bản". Kịch bản 1, tăng trưởng GDP 2024 ở mức 5,85%, lạm phát ở mức 4,5; Kịch bản thứ 2 là điều chỉnh chính sách tăng GDP 2024 ở mức 6.01%. Các nội dung liên quan đến “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh” cũng được các đại biểu tập trung bàn thảo, phân tích làm rõ những cơ hội, thách thức và tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới. Hai thách thức chính trong chuyển đổi năng lượng ở nước ta vẫn là cơ sở hạ tầng và kinh phí.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách then chốt cho phát triển năng lượng bền vững, tiến đến phát thải ròng bằng không (NET ZERO) vào năm 2050 với 4 trụ cột chính, đó là “tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, thị trường năng lượng và biến đổi khí hậu”. Tại “Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam - Đường đến phát thải ròng bằng không” vừa được Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch công bố, các diễn giả đều nhấn mạnh tới việc triển khai có hiệu quả cùng lúc 4 trụ cột này chính là con đường nhanh nhất đưa Việt Nam tiến đến phát thải ròng bằng không (Net Zero).
Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng vừa phối hợp với Sở Du lịch, Sở Công Thương thành phố, Ban Quản lý các chợ tiến hành kiểm tra việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các chợ truyền thống, tuyến phố Trung tâm.
Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2024, Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh việc “triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tuyệt đối không để thiếu điện, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả”. "Tăng cường các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, góp phần đảm bảo điện cao điểm mùa khô 2024 ở miền Bắc" là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia của ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp; là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vì tăng năng suất lao động đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực. Tham dự Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức, nhấn mạnh tầm quan trọng của nâng cao năng suất lao động, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập trung thực hiện "3 đẩy mạnh, 3 tiên phong, 3 bứt phá" để góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, tạo môi trường sinh thái tốt nhất cho người lao động phát huy tính sáng tạo, đổi mới, yêu nước, yêu nghề.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Thanh tra Nhà nước Lào Khamphan Phommathát và Đoàn đại biểu cấp cao Lào đang thăm, làm việc tại Việt Nam.- Trong ngày mở bán đầu tiên của 4 ngân hàng thương mại, giá vàng SJC trên thị trường đã giảm dưới 80 triệu đồng/lượng.- Chủ đầu tư metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) bị nhà thầu kiện đòi gần 4.000 tỷ đồng phí phát sinh.- Trung Quốc phủ nhận việc gây áp lực ngăn cản nước khác tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ucraina.- Thái Lan khởi động dự án đưa 1 triệu trẻ em thất học trở lại trường.
- Hoàn thiện vị trí việc làm, để thực hiện cải cách tiền lương vào tháng 7 năm 2024. - Tuyên Quang phát huy tiềm năng và lợi thế, để thu hút du khách
Tiết kiệm điện là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt khi lãng phí trong sử dụng điện ở nước ta còn ở mức cao. Đây được xem là giải pháp quan trọng hàng đầu, vừa cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Yêu cầu tiết kiệm điện không đơn thuần là kêu gọi nâng cao ý thức, mà cần có những chế tài đủ mạnh đi kèm các chính sách giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 20 ngày 8/6/2023 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo của Chính phủ với những giải pháp hết sức toàn diện về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả và yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ … Đây thực sự là những giải pháp quan trọng, cấp bách nhằm tiếp tục duy trì ổn định an ninh năng lượng, phát triển bền vững ngành điện.
Tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia lao động việc làm, người lao động và doanh nghiệp đã cùng bàn về các giải pháp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức, kỷ luật lao động và đề xuất tăng lương tối thiểu hợp lý để có năng suất lao động cao hơn.
Từ ngày 1/7 tới, sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Hội nghị Trung ương 7, khóa 13. Đây là vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm, nhất là việc trả lương sẽ theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh, nhằm hướng đến đảm bảo công bằng cho những người có kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cao, vị trí công việc phức tạp. Tuy nhiên, thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương đang đến gần, nhưng nhiều cơ quan, đơn vị vẫn đang lúng túng trong xác định vị trí việc làm hoặc chờ đợi nhiều tháng nhưng chưa nhận được sự phản hồi, phê chuẩn của cấp trên. Trong khi đó, người lao động lo lắng lương tăng nhưng thu nhập giảm. Tiếp nhận những thông tin, kiến nghị của cử tri, bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đã chia sẻ về vấn đề này.
Đang phát
Live