
Theo các bản Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch Điện VIII), đến năm 2030 Việt Nam sẽ phải tăng nhập khẩu một lượng lớn nhiên liệu than đá và khí hoá lỏng (LNG) để phát điện. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sử dụng hiệu quả năng lượng sẽ giúp Việt Nam đạt được cùng lúc rất nhiều lợi ích, đó là: giảm nhập khẩu năng lượng, giảm đầu tư nguồn điện mới, giảm chi phí tiêu dùng năng lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường, hiện thực hoá mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cam kết sẽ tăng cường các biện pháp hỗ trợ đầu tư vào nguồn năng lượng sạch nhằm hiện thực hóa một xã hội không các-bon vào năm tài khóa 2040.
Tiếp lãnh đạo các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam- Hơn 60% đối tượng thụ hưởng nhận lương hưu và trợ cấp BHXH mức mới ngay trong ngày đầu tiên Nghị định 75 của Chính phủ có hiệu lực- Tối nay, Khai mạc Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ Hai, năm 2024- Kinh tế 6 tháng đầu năm: Đã thấy đà tăng tốc phục hồi- Tòa án Tối cao Mỹ bác bỏ một phán quyết trước đó của tòa cấp dưới, khẳng định cựu Tổng thống Donald Trump vẫn được hưởng quyền miễn trừ truy tố- Australia xây dựng “kho lưu trữ” dữ liệu y tế cộng đồng tích hợp Trí tuệ nhân tạo AI đầu tiên
Ngay ngày đầu tiên Nghị định 75/2024/NĐ-CP của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng có hiệu lực (1/7/2024), toàn ngành BHXH Việt Nam đã tập trung chi trả để người hưởng được nhận chế độ nhanh nhất, kịp thời nhất.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, 100% đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết, thống nhất các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1.7.2024. Theo đó, ở khu vực công giao chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%), điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng. Đây là mức tăng cao nhất trong lịch sử từ khi thành lập nước cho đến nay. Tuy nhiên, để việc tăng lương thực sự có ý nghĩa, đảm bảo nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, thì vấn đề kiểm soát giá cả hàng hoá cần phải được đặt ra.
Chuyển dịch năng lượng giúp tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Cùng với sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch tại Việt Nam giúp đất nước giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ nước ngoài. Song, có rất nhiều thách thức Việt Nam cần sớm vượt qua để quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra nhanh hơn. Đó là khẳng định của cả cơ quan quản lý và chuyên gia tại Diễn đàn chuyển dịch năng lượng Việt Nam năm 2024 diễn ra mới đây.
Thời điểm này, người lao động cả nước đang nóng lòng chờ mức lương cơ sở mới, tăng từ 1 triệu 800 nghìn đồng lên 2 triệu 340 nghìn đồng từ ngày 1/7 tới, theo đề xuất của Chính phủ. Đề xuất này sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 7 đang diễn ra. Thế nhưng, nhiều người cũng thấp thỏm nỗi lo, tăng lương, giá cả cũng sẽ “leo thang’.
Tại toạ đàm “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Từ hoạch định chính sách đến hành động và vai trò của báo chí, truyền thông” do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hôm nay (25/06/2024) theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, các diễn giả (chuyên gia, cơ quan quản lý) đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí trong hoạt động truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần hiện thực hoá các mục tiêu tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện đặt ra tại Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm (VNEEP) và Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, thăm, động viên công nhân thi công tại các Dự án Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối tại tỉnh Thanh Hóa- Bộ Nội vụ đề nghị điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6%, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7- Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (Mỹ) xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với Việt Nam trong dài hạn ở mức “BB+” và trong ngắn hạn ở mức “B”- Hoàn thành lắp đặt tua-bin Tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2. Đây là tiền đề để sớm đưa Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2 vào vận hành trong quý I/2025 theo đúng kế hoạch đặt ra- Thế giới phản ứng về Hiệp ước Nga – Triều. Trong khi, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, Nga sẽ tiếp tục phát triển kho vũ khí hạt nhân của nước này như một biện pháp răn đe và tự vệ- Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo thế giới đang trên bờ vực của thảm họa, đồng thời chỉ ra những nguy cơ về cuộc xung đột tàn khốc tiềm ẩn giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Libanon
Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam với 21 loạt đại bác chào mừng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin thống nhất nhiều định hướng lớn nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước- Quốc hội thảo luận phiên toàn thể về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội- Chính phủ đề xuất phương án chưa thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, thay vào đó sẽ tăng lương cơ sở hơn 30% từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 ddtừ ngày 1/7 tới,br>- Trung Quốc có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với thịt lợn có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu EU- Nắng nóng cực đoan khiến hơn 900 người thiệt mạng trong lễ hành hương Ha-gi năm nay tại thánh địa Mecca của A-rập Xê-út
Đang phát
Live