
Người dân ĐBSCL đang rất phấn khởi khi vụ lúa Đông Xuân 2020 – 2021 bán được giá và cao hơn trung bình nhiều năm. Đây là tín hiệu vui đầu năm mới đối với người dân khu vực ĐBSCL khi đang bước vào thu hoạch chính vụ, hiện giá lúa đang được thương lái thu mua từ 6.500 đồng đến 7.500/kg tùy vào từng giống. Ghi nhận của phóng viên Chanh Tuy – Phạm Hải.
Thời điểm này, bà con nông dân tại các tỉnh phía Bắc đang tích cực gieo cấy lúa xuân, đảm bảo khung thời vụ. Bên cạnh đó số diện tích lúa đã được gieo cấy từ đầu tháng 2 dịp trước Tết Nguyên Đán cũng cần được bà con chăm sóc để bảo đảm phát triển tốt, tránh ảnh hưởng của sâu bệnh hại. Để hỗ trợ cho bà con nông dân phía Bắc có được một vụ mùa bội thu, trong chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề: Kiến thức gieo cấy và chăm sóc lúa xuân tại các tỉnh phía Bắc. Vị khách mời tham gia chương trình là ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng cây Lương thực – Thực phẩm, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Không khí của mùa xuân đang ngập tràn trên mọi miền đất nước. Mọi người đang hối hả hoàn thành công việc còn dở dang và tất bật chuẩn bị bữa cơm tất niên gia đình, cùng đón chờ năm mới Tân Sửu 2021 với nhiều ước vọng tốt đẹp. Với người nông dân, những ngày cuối năm thường gắn liền với lo toan, hối hả nơi ruộng lúa, vườn rau không kể sáng sớm, đêm khuya. Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi xin gửi tới quí vị và các bạn câu chuyện về nông dân Đặng Thị Cuối ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, một người phụ nữ tâm huyết và gắn bó với ruộng đồng quê hương.
Hiện nay một số trà lúa Đông-Xuân sớm vùng ĐBSCL đang bước vào thu hoạch, với giá bán cao hơn trung bình hàng năm từ 1.000 đến 1.500/kg nhiều nông dân thu hoạch sớm đang phấn khởi khi được mùa được giá. Theo ghi nhận, hiện tùy từng giống lúa mà giá bán dao động từ 6.000 đến 7.500/kg lúa tươi, đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, nếu trừ hết chi phí người dân có lãi từ 25 đến 30 triệu đồng mỗi ha.
Thời điểm gần Tết Nguyên đán cùng với những khó khăn do dịch bệnh gây ra, tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài sản qua mạng xã hội ngày càng có xu hướng gia tăng với thủ đoạn đa dạng, tinh vi khó lường. Đáng chú ý là nắm bắt nhu cầu vay tiêu dùng của người dân trong dịp Tết gia tăng, các đối tượng đã mạo danh công ty tài chính, lừa đảo những người có nhu cầu vay tiền. Và thực tế đã có rất nhiều người thu nhập thấp, công nhân lao động đã tìm đến các thông tin cho vay tiền tiêu dùng được quảng cáo trên facebook hoặc zalo. Cứ nghĩ là vay tiền từ công ty tài chính như ngân hàng, nhưng sau đó nhiều người mới “té ngửa” mình đã “sập bẫy” vay tiêu dùng lãi suất cao hoặc rơi vào tình trạng bị lừa đảo. Tại sao nhiều người dân vẫn trở thành bị hại của những đường dây lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng dù đã nhiều lần được khuyến cáo? Giải pháp nào để khắc phục và ngăn chặn hiệu quả loại tội phạm này?
- Sóc Trăng tăng cường khuyến cáo người dân không làm lúa vụ 3 tránh thiệt hại do hạn mặn- Chuyên mục Khuyến nông đồng hành cùng nông dân: “Liên kết chuỗi giá trị nông sản sạch”- Hưng Yên phát triển sản xuất hàng hóa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng
- Nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin xấu độc trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 13.- Sóc Trăng khuyến cáo người dân không làm lúa vụ 3 nhằm tránh thiệt hại.
Dịch bệnh Covid 19 đã khiến hơn 10 triệu lao động mất việc, giảm việc, giảm thu nhập trong năm 2020. Khi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2021, rất nhiều lao động mong chờ chương trình tiếp sức, hỗ trợ người lao động cuối năm. “Để mọi công nhân đều có Tết” là nội dung của Vấn đề xã hội. Chuyên mục Sắc màu cuộc sống ở phần cuối chương trình là "Cảnh báo hàng giả, hàng nhái bán qua mạng ngày càng tinh vi".
Hơn 6.000 bị hại tại 49 tỉnh, thành phố tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp do Lê Xuân Giang cầm đầu, với số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 1000 tỷ đồng là những con số đáng chú ý trong vụ án 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản' xảy ra tại Công ty CP Liên Kết Việt, đang được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm. Vì sao nhiều người dính bẫy của hoạt động bán hàng đa cấp trá hình đến vậy? Phải chăng do các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng, công tác quản lý còn chồng chéo, thiếu đồng bộ? Cần hoàn thiện pháp luật như thế nào để sớm ngăn chặn, không để các doanh nghiệp bán hàng đa cấp trá hình lừa đảo người dân? Đây là nội dung được bàn luận với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO.
- Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM khởi tố thêm một bị can trong vụ án liên quan tới ông Tất Thành Cang, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.- Việt Nam kiên trì, ổn định trong điều hành chính sách tiền tệ. Đây là khẳng định của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính liên quan đến việc Việt Nam bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ.- Người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long được mùa, được giá lúa gạo.- Hàng loạt nguyên thủ phải cách ly sau khi Tổng thống Pháp nhiễm COVID-19.- Hungary bác bỏ phán quyết vi phạm luật tị nạn của Tòa án công lý châu Âu.
Đang phát
Live