
Bộ Công an đang lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị về dự thảo báo cáo, giải trình một số nội dung mới trong dự Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, Bộ Công an có giải trình về hành vi cấm "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Theo đánh giá của Bộ Công an, trong điều kiện văn hóa và giao thông ở Việt Nam hiện nay, thực sự rất cần giữ quy định nồng độ cồn bằng 0 khi điều khiển phương tiện.
Về đề xuất quy định điểm, trừ điểm của giấy phép lái xe vào dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, ý kiến của các bác tài như thế nào?
Tại hội thảo "Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ" do Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế tổ chức mới đây, đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đánh giá, mức xử phạt hành chính đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn đã tương đối cao, có tính răn đe tốt. Tuy vậy, pháp luật hiện quy định người có nồng độ cồn ở mức 3 (tức là trên 0,4 miligam trong một lít khí thở hoặc quá 80 miligam trông 100 ml máu) dù cao đến mấy, vẫn chung một hình phạt. Vì thế, nếu vi phạm nồng độ cồn vượt mức 3, nên phân tách thành các mức phạt cao hơn. Đề xuất này đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Có cần thiết tăng mức xử phạt đối với các vi phạm nồng độ cồn nghiêm trọng khi lái xe? Còn vướng mắc nào cần điều chỉnh? Phải làm gì để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân “đã uống rượu bia thì không lái xe”, đặc biệt trong dịp tổ chức rất nhiều bữa tiệc Tất niên hiện nay và cả trong dịp nghỉ Tết sắp tới? Nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc Kênh Giao thông Quốc gia, Đài Tiếng nói VN và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức cùng bàn luận câu chuyện này.
Dịp Tết đến là lúc nhiều gia đình có kế hoạch tự lái xe về quê. Với lộ trình dài và lưu thông vào những ngày đông đúc xe cộ, đặc biệt với những người ít đi đường dài, thì tự lái xe về quê cũng là một thử thách không nhỏ. Hãy cùng nghe những chia sẻ kinh nghiệm của các bác tài trong chương trình Bạn Hữu Đường Xa.
Thời tiết các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung bộ vẫn đang trong đợt rét đậm, vùng núi cao Bắc Bộ có băng giá, mưa tuyết. Việc lưu thông cũng như việc bảo dưỡng, chăm sóc xe trong điều kiện thời tiết lạnh giá, sương mù dày đặc gặp khá nhiều khó khăn. Chia sẻ kinh nghiệm của các bác tài trong chương trình khá hữu ích với những người ít khi tham gia giao thông trong điều kiện thời tiết bất lợi như vậy.
Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, dài gần 100 km đi qua Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Tuyến cao tốc này đưa vào sử dụng hơn 1 năm nay nhưng đã xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông. Một số những điểm cần lưu ý khi đi cao tốc Cam Lộ - La Sơn và kinh nghiệm lái xe phòng thủ khi đi cao tốc.
Thời gian lái xe liên tục không được quá 3h trong khung giờ từ 22h đến 6h sáng hôm sau. Đây là một nội dung của Dự thảo Luật Đường bộ đang được Bộ Giao thông Vận tải lấy ý kiến nhân dân. Đại diện Bộ Giao thông- Vận tải cho rằng: Để đảm bảo sức khoẻ của tài xế khi lái xe và bảm đảm quyền lợi của người lao động, việc ban hành quy định nêu trên là rất cần thiết phù hợp với Bộ luật Lao động. Việc quy định về thời gian dừng nghỉ đối với lái xe, đặc biệt là vào khung giờ ban đêm được mong đợi sẽ góp phần đảm bảo an toàn giao thông.
Bất cứ ai khi tham gia giao thông cũng đều phải chú ý là quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Những ngày gần đây, dư luận đang bày tỏ sự quan tâm lớn đối với dự thảo Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ với nội dung “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm”. Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, việc uống rượu rồi tham gia giao thông ngay thì rõ ràng là bị cấm; nhưng thực tế có người uống rượu từ buổi tối hôm trước mà sáng hôm sau đi làm, trong máu vẫn còn nồng độ cồn, nếu xử phạt thì “rất băn khoăn”. Câu hỏi đặt ra là có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của tài xế khi tham gia giao thông không? Quy định này cần điều chỉnh như thế nào cho phù hợp? Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, và PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa cùng bàn luận câu chuyện này.
Khi tham gia giao thông, không khó để bắt gặp những tài xế có thói quen lái xe chưa được đẹp, khiến những người đi đường khác cảm thấy không mấy dễ chịu, nhiều khi mất an toàn. Cùng góp ý để tránh đi những thói quen lái xe chưa tốt. BHĐX - diễn đàn của những người lái xe chia sẻ kinh nghiệm, các tình huống giao thông và tâm tư nghề cầm lái.
Trước thông tin không chính xác là giấy phép lái xe làm bằng giấy bìa không còn giá trị sử dụng, mấy ngày qua, người dân các tỉnh trong khu vực ĐBSCL kéo nhau đi làm giấy phép lái xe sang thẻ nhựa gây quá tải nơi tiếp nhận hồ sơ của các địa phương. Các tỉnh trong khu vực khẳng định, giấy phép lái xe bằng giấy hiện vẫn còn giá trị sử dụng.
Đang phát
Live