
Ngày 29/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 73 về khuyến khích bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Nghị định được kỳ vọng khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ đùn đẩy trách nhiệm hoặc làm việc cầm chừng do sợ sai.
Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới có trên 60% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Địa phương có 10 xã lõi nghèo (tỷ lệ hộ nghèo trên 40%), tập trung chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Thực hiện Các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai đã cụ thể hóa công tác giảm nghèo bằng nhiều giải pháp thiết thực, giúp đồng bào cải thiện sinh kế, có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
15 tuyến, 53 km đường được làm mới, bằng 1/4 tổng số km đường giao thông của toàn huyện- là kết quả mà xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai làm được trong chiến dịch làm đường giao thông nông thôn năm 2023. Và điều đặc biệt là để đạt được kết quả đáng mừng này, xã có đến 405 hộ dân đã tình nguyện hiến gần 18 ha đất để mở đường. Vậy bằng cách làm như thế nào mà chính quyền xã Kim Sơn đã vận động người dân đồng lòng hiến đất tích cực như vậy?
Tính đến thời điểm này, thu ngân sách của tỉnh Lào Cai vẫn chưa đạt kế hoạch được giao. Thu ngân sách trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 53% theo kế hoạch của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan giao, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 71% dự toán trung ương giao. Từ nay đến cuối năm đang là thời điểm nước rút để Lào Cai phấn đấu thu ngân sách theo kế hoạch được giao.
Xác định kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tỉnh Lào Cai xác định phát triển nông nghiệp phải gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển xanh, bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với thị trường toàn cầu. Thời gian qua, địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm xây dựng thành công chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng đến sản xuất theo vùng tập trung gắn với phát triển chuỗi giá trị nhằm nâng cao nhận thức, tạo động lực để người dân thực hiện theo định hướng chung của địa phương.
Lào Cai là tỉnh biên giới với nhiều lợi thế, là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường các tỉnh Tây Nam, Trung Quốc. Với lợi thế cơ sở hạ tầng, cửa khẩu được xây dựng hiện đại, thủ tục thông quan thông thoáng đã thu hút nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai và hiện nay Lào Cai đang thực sự là cầu nối giao thương quan trọng với thị trường miền Tây Nam, Trung Quốc.
Giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá tại cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai từ đầu năm đến nay đạt trên 1,13 tỷ đô la, tăng 39% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, sau nhiều năm, cửa khẩu này xuất siêu với kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim ngạch nhập khẩu. Hoạt động xuất khẩu qua đây đang mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp.
Để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, cùng với việc tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp theo các ngành hàng chủ lực, tỉnh Lào Cai còn có nhiều hỗ trợ, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm.
Tỉnh Lào Cai có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất cây dược liệu, là 1 trong 8 vùng trọng điểm về sản xuất cây dược liệu trên cả nước. Nhằm phát triển các nhóm cây dược liệu, đặc biệt là các loại dược liệu đặc hữu, dược liệu quý thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, từ nay đến năm 2030, tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch và chương trình OCOP.
Tuy là tỉnh khó khăn, nhưng Lào Cai là một trong những tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới của cả nước. Tuy vậy, sau khi Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025 được ban hành, tỉnh Lào Cai đã rà soát, đánh giá lại các tiêu chí, và hầu hết các xã “rớt chuẩn” so với bộ tiêu chí mới, gây ảnh hưởng đến công tác xây dựng nông thôn mới của các địa phương, đặc biệt là các xã vùng cao, biên giới. Bài viết: “Gỡ nút thắt trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai” đề cập thực trạng này và giải pháp của địa phương để nâng chất cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Đang phát
Live