Trở về đời thường với những lo toan cuộc sống thường nhật, các thế hệ cựu chiến binh Quảng Bình vẫn vẹn nguyên phẩm chất anh “Bộ đội Cụ Hồ”. Những năm qua, các cựu chiến binh ở tỉnh này tích cực phát triển kinh tế, tham gia các phong trào thi đua, giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập năm 2015. Đến nay, Khu Kinh tế này thu hút hàng chục dự án đầu tư, trong đó, nhiều dự án đầu tư nước ngoài, nguồn vốn khủng, được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy phát kinh tế tỉnh nghèo Quảng Trị. Đáng tiếc, hàng loạt dự án khởi công rầm rộ, sau đó “trùm mền”, bỏ bê không thi công. Người dân trong vùng dự án bức xúc vì bị quy hoạch treo.
Thu ngân sách Nhà nước “về đích” sớm ngay trong tháng 11.- Cảng biển Quảng Ninh – kỳ vọng tăng trưởng mới. - Kết nối doanh nghiệp sản xuất, phân phối - Kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm.
- Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. - Cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dạy học theo chương trình mới: Lúng túng với môn tích hợp- Ấn Độ theo đuổi nền kinh tế hydro vì một tương lai xanh- Sư cô Liên Tâm – tấm gương sáng trong hoạt động từ thiện nhân đạo
- Kinh tế biển bền vững-động lực tăng trưởng trong giai đoạn mới - Vươn khơi bám biển: Đảm bảo an toàn hiệu quả trong khai thác thủy hải sản
“Trung hòa khí thải carbon để bảo vệ môi trường” là mục tiêu của nhiều quốc gia, trong đó nhiều nước hướng tới phát thải ròng bằng 0 trong vài thập kỷ tới. Là quốc gia phát thải khí nhà kính đứng thứ 8 trên thế giới, Indonesia gần đây đã đưa ra mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 hoặc sớm hơn. Để thực hiện mục tiêu này chính quyền của T ổng thống Joko Widodo đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó tiến tới một nền công nghiệp dựa vào năng lượng sạch.
Sau gần 2 năm chao đảo vì dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã thay đổi chiến lược ứng phó, từ áp đặt phong tỏa sang thích ứng linh hoạt, từ Zero Covid sang sống chung an toàn, tạo tiền đề cho quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Nhưng sự xuất hiện của biến thể mới Omicron đang tạo ra thách thức mới cho quá trình phục hồi này, thậm chí có thể “kèo lùi” những thành quả về phục hồi kinh tế từng đạt được khi các quốc gia từng bước mở cửa lại nền kinh tế. Sự xuất hiện của các biến thể mới như Omicron cho thấy việc cân bằng giữa phục hồi kinh tế và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân là không hề đơn giản, đòi hỏi chính phủ các quốc gia phải có cách tiếp cận phù hợp. PGS - TS. Vũ Sỹ Cường - Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính – thuộc Học viện Tài chính phân tích rõ hơn vấn đề này.
Xanh-thông minh- nhân văn là xu thế phát triển kinh tế tương lai.- Tài khoản chứng khoán mở mới lập kỷ lục cùng những thông tin hoạt động một số doanh nghiệp niêm yết
Các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế theo hướng tích hợp chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là một lựa chọn góp phần giúp các quốc gia thúc đẩy phát triển bền vững và chủ động, thông tin đáng chú ý tại Hội thảo “Thương mại và đầu tư quốc tế hướng tới chuyển đổi số và chuyển đổi xanh” do Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 26/11.
Đang phát
Live